Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 81-90 of 124 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2017)

  • Cho đến nay, quê hương nhà Lý vẫn là một vấn đề được giới sử học, văn hóa học quan tâm bởi những thông tin vừa mang tính lịch sử vừa có yếu tố huyền thoại. Vấn đề xác định vùng quê sinh ra người sáng lập vương triều Lý vẫn tồn tại những quan điểm khác biệt. Qua các nguồn sử liệu thành văn (các cuốn sách cổ bàn về sông Tiêu Tương và hương Diên Uẩn) và hệ thống di tích lịch sử văn hóa (các di tích gắn với lịch sử vương triều Lý như Đình Bảng, Đền Đô và khu Sơn lăng cấm địa…) có thể khẳng định rằng quê nội Lý Công Uẩn ở làng Dương Lôi (nay là khu phố Dương Lôi, phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn). Tuy nhiên, với vị thế của một triều đại mở đầu nền độc lập tự chủ của dân tộc, vương triều Lý đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới cả một vùng rộng lớn chứ không chỉ riêng một làng; nên nếu có người q...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly; Dương, Hà My (2021)

  • Với lịch sử gần 2.000 năm du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cùng với xu hướng vận động, phát triển của văn hóa dân tộc. Nhiều giá trị văn hóa Phật giáo có sự tương đồng với các giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam và tác động không nhỏ đến sự phát triển của xã hội như: tăng cường sự liên kết cộng đồng và xã hội; góp phần xây dựng, củng cố các giá trị đạo đức, luân lý của các cá nhân, gia đình và xã hội; khắc phục những hạn chế của sự suy thoái đạo đức, lối sống do tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường.

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2020)

  • Trong Từ điển tiếng Việt, mỹ thuật (Fine Arts) được hiểu là hội họa và điêu khắc, còn nghệ thuật thì được hiểu là những môn nghệ thuật khác như sân khấu, điện ảnh, múa, ca hát... Từ nửa cuối thế kỷ XX, sự phát triển của các quan niệm thẩm mỹ mới, các trào lưu mỹ thuật đều gắn với từ Nghệ thuật (Art) dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp, gây hiểu lầm trong tiếng Việt và trong nghiên cứu mỹ thuật. Bắt đầu từ việc giới thuyết khái niệm mỹ thuật với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, bài viết làm rõ sự phát triển của mỹ thuật trong thế kỷ XX, từ đó cho thấy sự biến đổi của nội hàm khái niệm này.

  • Article


  • Authors: Lê, Quang Chắn (2020)

  • Với lợi thế của vùng đất “địa linh nhân kiệt”, trong suốt thời kỳ quân chủ, giáo dục và khoa cử Nho học ở Hưng Yên phát triển rất thịnh đạt, hình thành nên truyền thống hiếu học tiêu biểu, tạo tiền đề quan trọng để xuất hiện nhiều gia đình, dòng họ và làng khoa bảng. Kết quả là, một đội ngũ trí thức Nho học đông đảo được tạo dựng, đã có những đóng góp và cống hiến xuất sắc cho quốc gia, dân tộc và địa phương trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2020)

  • Trong mỗi công trình khoa học, nhất là công trình theo hướng nghiên cứu cơ bản, người nghiên cứu phải đồng thời sử dụng ba nhóm phương pháp là phương pháp luận, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu để nhìn nhận, triển khai vấn đề được phát hiện. Về bản chất, ba nhóm phương pháp này có những khác biệt tương đối, song giữa chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho một công trình khoa học, về phương pháp luận, chúng ta phải đặt đối tượng nghiên cứu trong mối tương quan đa chiều: quan hệ sự vật, sự việc, không gian, thời gian, con người; hướng lựa chọn cách/phương pháp tiếp cận; và trên cơ sở đó, xác định phương pháp nghiên cứu để giải quyết mục tiêu đặt ra.

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Tùng (2021)

  • Các khu chung cư cũ ở Hà Nội được biết đến với tên gọi phổ biến như nhà tập thể cũ, khu tập thể, khu tập thể cũ… hình thành từ những năm 1960 của thế kỷ XX như một biểu tượng của quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Những công trình này còn được coi là đặc trưng của lối sống thời bao cấp tại Hà Nội, hiện nay đang xuống cấp trầm trọng. Trên cơ sở điền dã tại khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Hà Nội, bài viết này chỉ ra rằng, sự hình thành của kinh tế thị trường, quan niệm về sở hữu tư nhân… đã làm thay đổi lối sống ở khu tập thể. Ở đó, quá trình chuyển đổi các không gian công thành không gian tư, thay đổi mô hình gia đình là đặc điểm của lối sống trong khu tập thể Nguyễn Công Trứ hiện nay.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2020)

  • Thế kỷ XVI - XVIII là một trong những giai đoạn đặc biệt của lịch sử Việt Nam. Trái với hình ảnh đất nước đau thương do sự chia cắt giữa Đàng Ngoài - Đàng Trong và cuộc nội chiến giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, đây là giai đoạn chứng kiến sự hội nhập, giao lưu văn hóa mạnh mẽ nhất của các chính thể phong kiến Việt Nam thời trung đại. Chúa Nguyễn với tầm nhìn và chính sách hướng biển mạnh mẽ đã không ngừng khuyến khích, tham gia vào các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa trong khu vực và quốc tế. Các cảng thị dọc bờ biển Đàng Trong đã trở thành cửa ngõ đón nhận những hoạt động giao lưu văn hóa đa chiều này. Đặt trong dòng chảy tiếp giao văn hóa không ngừng, bài viết góp phần tái hiện môi trường quốc tế đa dạng của xứ Thuận - Quảng và đánh giá lại một số chính sách của ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Tuấn Anh (2020)

  • Hiện nay việc đưa các môn học có nội dung về văn hóa vào chương trình đào tạo bậc đại học khối ngành Du lịch ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong 3 mức độ là cần thiết, bình thường và không cần thiết. Thực tế công việc ở ngành nghề du lịch cho thấy người làm trong ngành cần có sự am hiểu và khả năng ứng dụng kiến thức về một loại văn hóa nào đó để làm việc thuận lợi và hiệu quả hơn. Bài viết đánh giá cao việc giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa ở khối ngành Du lịch bậc đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích thực trạng chương trình đào tạo của các trường và đề xuất một số định hướng giảng dạy hiệu quả này.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2021)

  • Gia đình là một yếu tố luôn vận động và biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Những điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử có tác dụng quyết định đến hình thức tổ chức và kết cấu của gia đình. Do vậy, tìm hiểu về các hình thức phát triển của gia đình cũng phần nào cho thấy lịch sử phát triển của xã hội và ngược lại. Vậy nên, nghiên cứu di sản của các nhà kinh điển về gia đình là điều cần thiết và góp phần hoàn chỉnh hơn cơ sở lý luận cho vấn đề này ở Việt Nam và cũng để tiếp tục hoàn thiện mô hình gia đình văn hóa Việt Nam hiện đại.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong; Lê, Tuấn Dung (2020)

  • Năm 2010, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã quyết định mở chuyên ngành Viết báo trong ngành Sáng tác văn học thuộc Khoa Viết văn, Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du). Năm 2016, chuyên ngành Viết báo được nâng lên thành ngành Báo chí. Có thể nói, thực tiễn đời sống báo chí đã có những biến động không ngừng, đặc biệt trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, việc nhận thức đúng, trúng các vấn đề đặt ra và điều chỉnh chương trình đào tạo ngành Báo chí trong bối cảnh hiện nay sẽ góp phần quan trọng trong mục tiêu phát triển đào tạo bền vững của nhà trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cho lĩnh vực báo chí.