Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 51-60 of 124 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê, Thị Kim Loan (2016)

  • Bài viết viết về những con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử của các dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Cho tới ngày nay, con người đã trải qua 4 con đường giao lưu văn hóa là: di dân, thương mại, chiến tranh và viễn thông điện tử.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thu Hiền (2015)

  • Giá trị nhận thức của múa rối nước Việt Nam được thể hiện qua nhiều phương diện. Múa rối nước gắn liền với hội làng, cho chúng ta hiểu biết về cuộc sống bình dị ở làng quê vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với những sinh hoạt văn hóa đặc sắc. Múa rối nước thể hiện khát vọng của con người vươn tới ấm no, hạnh phúc. Trong múa rối nước còn ẩn sâu một triết lý về sự cân bằng âm dương, ngũ hành của văn hóa phương Đông. Múa rối nước còn thể hiện sinh động tính cộng đồng - một đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Mai Quyên (2015)

  • Truyền thuyết địa danh gắn với quá trình thiên di và định cư của người Thái từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống Việt Nam. Truyền thuyết gắn liền với những cuộc chiến tranh giành đất và giữ đất của người Thái. Mỗi địa danh là dấu tích của những sự kiện mà người Thái đã đi qua. Đồng thời, những truyền thuyết này ca ngợi những vị thủ lĩnh - những người anh hùng - đã có công mở rộng địa bàn sinh tụ, đem lại sự phát triển, cường thịnh của cộng đồng người Thái ở Việt Nam. Truyền thuyết địa danh đã góp phần khẳng định bản lĩnh tộc người Thái trong lịch sử.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thùy Yên (2015)

  • Ngoại dao văn hóa được hình thành trên cơ sở tương tác giữa hai lĩnh vực văn hóa và ngoại giao. Ngoại giao giữa các quốc gia, ban đầu vẫn không có ý thức văn hóa, song do vai trò của văn hóa ngày càng lớn, tác động ngày càng mạnh mẽ vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, các nhà lãnh đạo đã được nhận ra rằng cần phát triển, duy trì mối quan hệ giữa các quốc gia trên lĩnh vực văn hóa nhằm đạt được những mục tiêu đối ngoại của mình. Do đó ngoại giao văn hóa là một hoạt động đặc thù, trong đó văn hóa vừa là công cụ, vừa là mục tiêu của chính sách đối ngoại của một đất nước.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thừa Hỷ (2023)

  • Trong giới nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới ở vài thập niên gần đây, “Nghiên cứu văn hóa”/”Văn hóa học” (Cultural Studies) là thuật ngữ gây ra nhiều tranh biện. Một số quan điểm cho rằng, tuy là chuyên ngành, nhưng trên thực tế, Nghiên cứu văn hóa lại mang đậm tính liên ngành, xuyên ngành trong những mối liên hệ tương tác phức tạp với một ranh giới mờ nhòa. Bài viết này tham góp một góc nhìn khác về Nghiên cứu văn hóa, với cách tiếp cận từ cấu trúc và hệ hình văn hóa.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2023)

  • Đến giữa thế kỷ XIX, bằng sức mạnh của đại bác, tàu chiến và khoa học kỹ thuật, các nước đế quốc phương Tây đã từng bước bật tung cánh cửa nặng nề, khép kín suốt mấy ngàn năm phong kiến của đất nước Trung Hoa, đồng thời, đe dọa mạnh đến chủ quyền và lợi ích quốc gia. Điều này đã thúc đẩy một số trí thức, quan lại có tư tưởng cấp tiến trong triều đình nhà Thanh mong muốn học hỏi, tiếp nhận những giá trị văn minh tiến bộ nhằm canh tân đất nước, nâng cao tiềm lực dân tộc. Bài viết này nhìn lại quan điểm về văn minh phương Tây của Lý Hồng Chương - vị quan đại thần nhiều quyền lực và có tư tưởng cấp tiến của Trung Quốc thời kỳ này.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2023)

  • Phát triển bền vững là đích đến của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đạt được mục tiêu ấy, không chỉ cần phát triển kinh tế, xã hội hay môi trường một cách bền vững mà văn hóa cũng không thể đứng ngoài cuộc, đó là phải đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và sáng tạo, bổ sung những giá trị văn hóa mới, phù hợp từng giai đoạn cụ thể. Và một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và hoàn thiện, phát triển thị trường văn hóa theo hướng “dân tộc, khoa học và đại chúng”.

  • Article


  • Authors: Phạm, Văn Xây (2023)

  • Trong sự nghiệp lãnh đạo đất nước, Ðảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa và con người, đặc biệt là việc phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài viết này thảo luận các vấn đề đang đặt ra và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa, phẩm chất con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng