Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 41-50 of 124 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Xuân Ny (2020)

  • Hò khoan - Chèo cạn là loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian, có sự kết hợp giữa làn điệu hò khoan (vốn là điệu hò trong lao động sông nước) và động tác chèo thuyền đã được cách điệu hóa (chèo thuyền trên cạn) của cư dân ven biển một số tỉnh miền Trung, đặc biệt, trong đó có làng Nhân Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nội dung và ý nghĩa của nó liên quan đến thực hành nghi lễ thờ cúng cá Ông. Diễn xướng và âm nhạc dân gian của Hò khoan - Chèo cạn hàm chứa nhiều giá trị văn hóa, khích lệ tinh thần lạc quan, tình yêu nghề của những ngư dân vùng biển, dù mỗi chuyến ra khơi họ luôn phải đối đầu với bao gian khó, rủi ro.

  • Article


  • Authors: Lê, Quang Chắn (2020)

  • Với lợi thế của vùng đất “địa linh nhân kiệt”, trong suốt thời kỳ quân chủ, giáo dục và khoa cử Nho học ở Hưng Yên phát triển rất thịnh đạt, hình thành nên truyền thống hiếu học tiêu biểu, tạo tiền đề quan trọng để xuất hiện nhiều gia đình, dòng họ và làng khoa bảng. Kết quả là, một đội ngũ trí thức Nho học đông đảo được tạo dựng, đã có những đóng góp và cống hiến xuất sắc cho quốc gia, dân tộc và địa phương trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

  • Article


  • Authors: Trần, Văn Hiếu (2021)

  • Ở nước ta, quyền con người trong lĩnh vực văn hóa được quy định trong Điều 41, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, nhưng nội dung cụ thể của quyền văn hóa cũng như việc thực thi trong thực tiễn là những vấn đề cần được làm rõ. Nghiên cứu trường hợp phục dựng lễ hội vua Hùng dạy dân cấy lúa ở Minh Nông, Phú Thọ cho thấy quyền văn hóa và vai trò đích thực của cộng đồng trong tiến trình này

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly; Dương, Hà My (2021)

  • Với lịch sử gần 2.000 năm du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cùng với xu hướng vận động, phát triển của văn hóa dân tộc. Nhiều giá trị văn hóa Phật giáo có sự tương đồng với các giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam và tác động không nhỏ đến sự phát triển của xã hội như: tăng cường sự liên kết cộng đồng và xã hội; góp phần xây dựng, củng cố các giá trị đạo đức, luân lý của các cá nhân, gia đình và xã hội; khắc phục những hạn chế của sự suy thoái đạo đức, lối sống do tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Đức (2016)

  • Thăng Long - Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn. Từ xưa, nơi đây luôn là nơi buôn bán tấp nập với một mạng lưới chợ dày đặc, vì thế thành thị này còn mang cổ danh là Kẻ Chợ. Ngoài khía cạnh hoạt động kinh tế, chợ còn là nơi thể hiện cả phong tục, tập quán, phản ánh văn hóa giao tiếp, lối sống của người Kinh kỳ. Theo thời gian, chợ ở Hà Nội nay đã thay đổi nhiều và chẳng còn giữ lại được mấy nét xưa, minh chứng cho nét văn hóa đặc sắc của một vùng đất ngàn năm văn hiến.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2015)

  • Vào thời Lê Sơ, những chính sách giáo dục được đưa ra kịp thời, phù hợp với điều kiện xã hội như mở trường, lớp và tổ chức các khoa thi một cách bài bản, lựa chọn và tôn vinh người hiền tài ra giúp nước... Việc tổ chức học và thi một cách hoàn thiện của triều Lê Sơ đã góp phần đào tạo ra một đội ngũ trí thức Nho học và rất nhiều trong số trí thức này đã trở thành các nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dân tộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2015)

  • Lý Nam Đế là một bậc anh hùng hào kiệt , người có công đánh đuổi giặc Lương , vị vua khai sinh ra triều đại Tiền Lý và lập nên nhà nước Vạn Xuân vào thế kỷ thứ VI . Hiện nay , ông được thờ phụng ở khá nhiều nơi , trong đó tập trung tại các tỉnh Thái Nguyên , Thái Bình và Hà Nội . Riêng ở Thái Bình , mật độ di tích được phân bố chủ yếu ở huyện Vũ Thư , Thái Thụy , Hưng Hà với sự đa dạng về loại hình và sắc thải tín ngưỡng . Trên cơ sở tư liệu khảo sát , điền dã , bài viết tập trung giới thiệu một số di tích thờ Lý Nam Đế tiêu biểu ở Thái Bình , bước đầu chỉ ra đặc điểm , diện mạo và quy mô điện thờ , góp phần làm rõ thêm Vị trí , vai trò của ông trong văn hóa của người dân nơi đây .

  • Article


  • Authors: Dương, Hà My (2017)

  • Với chức năng bảo tồn, trao quyền, giáo dục các giá trị văn hóa và tri thức, tạo ra không gian văn hóa để cộng đồng sáng tạo, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, các thiết chế văn hóa ( có truyền thống và hiện đại ) có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa. Ở mỗi thời kỳ, tuy có những điểm khác nhau song các thiết chế văn hóa này vẫn luôn làm tròn trách nghiệm của mình. Các thiết chế văn hóa truyền thống mà ta hay nhắc tới là những ngôi đình, ngôi chùa từ bao đời đã trở nên quen thuộc và gắn bó với người Việt Nam, và với tỉnh Bắc Giang cũng không ngoại lệ. Với hơn 2000 di tích trong toàn tỉnh, trong đó có nhiều đình, chùa nổi tiếng, trởi thành niềm tự hào của người dân tỉnh Bắc Giang, các di tích - thiết chế văn hóa truyền thống này vẫn không ngừng phát huy những giá trị, góp phần t...