Search

Current filters:




Current filters:




Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 25 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Phương Anh (2022)

  • “Sự kiện du lịch” nổi lên cùng sự phát triển du lịch toàn cầu. Các nghiên cứu quốc tế đã có sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này và đã có sự phân loại các loại hình sự kiện, trong đó, sự kiện được tổ chức để xây dựng hình ảnh cho điểm đến, tạo dấu ấn đặc biệt với thị trường du lịch được gọi là “hallmark-event” (sự kiện tạo dấu ấn). Ở Việt Nam, chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn cùng chính sách khuyến khích phát huy các giá trị văn hóa như nguồn lực của sự phát triển đã khiến các “lễ hội văn hóa du lịch” nở rộ ở khắp các địa phương trong cả nước trong khoảng 10 năm trở lại đây. Xét trên tính mục đích, quy mô và cách thức tổ chức, các “lễ hội văn hóa du lịch” này hoàn toàn trùng khớp với khái niệm “hallmark-event” theo quan niệm của khoa học qu...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2022)

  • Hò Chèo ghe và Điệu Nói thơ là hai thể loại âm nhạc dân gian đặc sắc của một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và người dân tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Hai thể loại này được chính người dân địa phương sáng tạo, trao truyền cho các thế hệ sau và bồi đắp không ngừng trong lịch sử, gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt tinh thần của đồng bào ở đây. Nghiên cứu để bảo tồn, phát huy Hò Chèo ghe và Điệu Nói thơ nằm trong định hướng, chiến lược phát triển văn hóa - xã hội của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở phương pháp tiếp cận liên ngành âm nhạc học và nhân học văn hóa, bài viết trình bày diện mạo của Hò Chèo ghe và Điệu Nói thơ, rút ra những giá trị độc đáo góp phần tôn vinh hai thể loại âm nhạc dân gian có tiềm năng rất lớn để đưa vào...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2022)

  • Pà Thẻn là một tộc người thiểu số còn lưu giữ khá nhiều truyền thống văn hoá, tín ngưỡng độc đáo. Nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là một nghi lễ mang tính chất tâm linh đã tồn tại và được duy trì qua nhiều thế hệ. Hầu hết các nghiên cứu trước đây mô tả, khảo cứu lễ nhảy lửa từ góc độ nghi lễ hoặc trong tương quan với các nghi lễ nhảy lửa của các đồng bào thiểu số khác. Và hầu như chưa tiếp cận nghi lễ nhảy lửa từ phía chủ thể văn hoá - người sáng tạo và thực hành nghi lễ như các thầy cúng/thầy Shaman, người tham gia nhảy lửa và từ phía cộng đồng tham dự nghi lễ. Bằng phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn, điền dã dân tộc học, căn cứ vào tư liệu thu thập được từ thực địa tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, bài viết này phân tích, đối chiếu nghi lễ nhảy lửa của n...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Quỳnh Lưu (2022)

  • Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam. Cư dân vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu là các lưu dân đến từ nhiều nơi khác nhau. Trong quá trình định cư, những cư dân này đã tận dụng môi trường biển nhiều tài nguyên để tạo nên những ngành nghề kinh tế gắn với biển như đánh bắt, chế biến hải sản, làm muối, khai thác khoáng sản… Bài viết này phân tích mối quan hệ giữa môi trường và nghề kiếm sống ven biển của cư dân vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xem xét sự thích nghi và lối ứng xử với biển của cư dân nơi đây bằng cách tiếp cận lý thuyết sinh thái học văn hóa theo quan điểm của Julian Haynes Stewward (1938).

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Phương Hậu; Thành, Thu Trang (2022)

  • Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở vị trí tiền tiêu phía đông bắc của Tổ quốc, có vị thế địa chính trị rất quan trọng. Ngay từ thời nhà Lý ở thế kỷ XI, Vân Đồn đã là một thương cảng nổi tiếng với tiềm năng phát triển kinh tế, là địa bàn sinh tụ của nhiều lớp cư dân cổ. Ngày nay, vùng thương cảng Vân Đồn vẫn luôn có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng đông bắc Việt Nam nói chung. Trải qua quá trình phát triển, các giá trị văn hoá đặc trưng của vùng thương cảng Vân Đồn dần hình thành, trong đó có văn hóa sinh kế. Trên cơ sở làm rõ nội dung, đặc điểm của văn hóa sinh kế cư dân vùng thương cảng Vân Đồn, bài viết phân tích giá trị, tác động của văn hóa sinh kế đó trong đời sống văn hóa nói chung của cư...

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2022)

  • Hiện nay, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội, xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của con người, dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý tiêu cực như: lo âu, căng thẳng thần kinh, hay nặng hơn là trầm cảm… Để phòng tránh nguy cơ, thì việc con người được thỏa mãn về tâm lý, tình cảm có vai trò quan trọng. Bài viết này tập trung phân tích vai trò của gia đình trong việc thực hiện chức năng tâm lý, tình cảm nhằm giúp cho các thành viên của mình sống lạc quan, khỏe mạnh, tạo tiền đề hình thành thái độ, hành vi tích cực.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thị Mỹ Nhị (2022)

  • Nền văn hóa bản địa và lâu đời của người Java đã ảnh hưởng đến hầu hết đời sống văn hóa, xã hội và chính trị của Indonesia. Bài viết này tập trung làm rõ đặc điểm văn hóa của người Java, cũng như làm rõ những ảnh hưởng của văn hóa Java đối với hệ thống chính trị ở Indonesia, như hành vi của giới lãnh đạo, chính sách đối ngoại, sự phát triển tôn giáo, các hoạt động quân sự và các đảng phái chính trị. Trên cơ sở này, bài viết đánh giá những tiến bộ và bất lợi của hệ thống chính trị dưới ảnh hưởng của văn hóa Java dưới thời tổng thống Indonesia đương nhiệm và dự báo sự lan tỏa của văn hóa Java trong chính trị trong tương lai.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Tuyết Nhung (2022)

  • Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian mang tính nguyên hợp, với sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa, diễn xuất,… có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên Thiên giới cầu xin Then ban cho những điều may mắn, sức khỏe và một cuộc sống tốt lành. Trong bối cảnh hội nhập văn hóa hiện nay, hát Then đang dần bị mai một, có nguy cơ mất đi giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày - Nùng. Những năm gần đây, giá trị nghi lễ Then đã và đang được bảo tồn và phát huy thông qua hình thức “sân khấu hóa”, nghĩa là khai thác một số yếu tố văn hóa nghệ thuật từ nghi lễ Then để đưa lên sâu khấu trình diễn. Việc cải biên và dàn dựng các tiết mục sân khấu cần đảm bảo tính kế thừa, phát triển và vẫn giữ được hồn cốt của của nghi lễ Then. Bên cạnh đó...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Xuân Ny (2022)

  • Tín ngưỡng dân gian có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của người Tà Ôi ở A Lưới, Thừa Thiên Huế. Với niềm tin đa thần cũng như quan niệm vạn vật hữu linh, tín ngưỡng dân gian người Tà Ôi ở A Lưới rất đa dạng, phong phú, bao gồm loại hình thờ cúng lực lượng siêu nhiên, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp, tín ngưỡng Totem (thờ động vật và thực vật), thờ thần bổn mệnh, thờ cúng tổ tiên và thần che chở cho gia đình. Qua các tín ngưỡng này, người Tà Ôi gửi gắm ước mơ, khát vọng chinh phục tự nhiên, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng. Các loại hình tín ngưỡng tồn tại lâu đời đã phần nào đáp ứng nhu cầu nhận thức, nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tinh thần của người Tà Ôi.

  • Article


  • Authors: Lê, Tuấn Dung (2022)

  • Năm 2005, Podcast được Từ điển tiếng Anh New Oxford American bình chọn là “Từ ngữ của năm” bởi tần suất tìm kiếm và mức độ phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nắm bắt xu hướng mới, các cơ quan báo chí truyền thông đã nhanh chóng ứng dụng Podcast trong sản xuất các sản phẩm báo chí. Trên thế giới, hiện có rất nhiều cơ quan báo chí lớn như The New York Times, NPR (Mỹ), The Guardian, BBC (Anh), Le Parisien, Les Echos (Pháp), ABC (Úc) đều tiên phong trong việc sở hữu hàng trăm kênh Podcast, thu hút hàng triệu lượt nghe và tải về mỗi ngày. Tại Việt Nam, các cơ quan báo chí lớn như Nhân dân, VOV, VTV, VnExpress... cũng đang nhanh chóng xây dựng và phát triển kênh Podcast đầy tiềm năng này.