Search

Current filters:




Current filters:




Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 25 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Anh Quyên (2022)

  • Cùng với sự phát triển của Internet, các nền tảng công nghệ đã tác động mạnh mẽ và làm biến đổi chuỗi giá trị điện ảnh từ khâu sáng tạo, sản xuất, phát hành, phổ biến và lưu trữ phim. Quá trình thực thi các chính sách điện ảnh Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được một số thành tựu nhất định từ góc độ ứng dụng công nghệ số, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện chính sách điện ảnh Việt Nam nhằm phát triển nền điện ảnh tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, hội nhập khu vực và quốc tế. Bài viết này đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm phát huy những lợi thế của các nền tảng công nghệ, đồng thời khắc phục những hạn chế của các nền tảng công nghệ đối với lĩnh vực điện ảnh Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị HIền (2022)

  • Ghi danh di sản là một khâu quan trọng của quá trình di sản hóa, tạo dựng di sản bởi người ngoài cộng đồng, bởi thể chế, hệ thống chủ thể quản lý về di sản. Sự ghi danh di sản phải tuân thủ theo quy trình với những định chế và mục tiêu cụ thể. Việc ghi danh di sản không chỉ phụ thuộc vào một quy trình được quy định bởi các văn kiện quốc tế và văn bản pháp luật, mà còn có sự thẩm định của hội đồng và việc quyết định của cấp có thẩm quyền. Bài viết sẽ phân tích những định chế áp dụng cho việc ghi danh di sản được quy chuẩn hóa theo Công ước của UNESO và luật pháp.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2022)

  • Nho giáo ra đời ở Trung Quốc vào thế kỷ VI TCN, được du nhập và phát triển ở Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử. Đến thế kỷ XV, nó đã có vị trí quan trọng trong kiến trúc thượng tầng của xã hội phong kiến Việt Nam, đồng thời cũng chi phối mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, cùng với quá trình khai hoang lập ấp, mở mang bờ cõi của cha ông, sự ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam diễn ra không đồng nhất. Đối với đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Bắc Bộ và Trung Bộ, thì Nho giáo đã có sự ảnh hưởng sâu đậm cả nghìn năm lịch sử, nhưng với vùng đất Nam Bộ thì sự ảnh hưởng đó mới chỉ có khoảng hơn 300 năm. Do đó, ngoài những nét tương đồng thì vai trò và sự ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Nam Bộ có những điểm ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Mai Anh (2022)

  • Sáng tác từ thân phận của một con người xa xứ, nhưng vẫn mang theo những ám ảnh, day dứt về cội nguồn trong văn xuôi của một số nhà văn nữ di dân luôn xuất hiện bóng dáng của “chấn thương”. Ám ảnh và nỗi đau đã trở thành một cảm hứng sáng tác nhằm truy vấn về căn tính và cội nguồn trong tác phẩm của họ. Điều này thể hiện rõ trong một số trường hợp tiêu biểu như Kim Lefèvre (Cô gái lai da trắng), Linda Lê (Vượt sóng, Sóng ngầm) và Đoàn Minh Phượng (Và khi tro bụi, Tiếng Kiều đồng vọng). Ở đó, không gian nghệ thuật đóng vai trò để các nhà văn giãi bày quan niệm nghệ thuật về hiện thực đời sống và thân phận con người. Và từ việc khám phá dấu ấn “chấn thương” trong không gian nghệ thuật, ta sẽ thấy được sáng tác của các nhà văn nữ di dân như một cuộc đối thoại về văn hóa...

  • Article


  • Authors: Lê, Nguyễn Lê (2022)

  • Khi giải thích những động lực dẫn tới hiện tượng kết hôn qua môi giới đang diễn ra sôi nổi hơn ba thập kỷ qua giữa các quốc gia châu Á, khoa học xã hội tập trung vào các vấn đề chính như: sự nâng cao trình độ học vấn và thu nhập của nữ giới cũng như lựa chọn chậm kết hôn ở các nước phát triển; sự nghèo khó và nhu cầu về tiền bạc của phụ nữ từ các nước kém phát triển hơn. Ở một góc nhìn khác, bài viết này phân tích truyền thống và những biến đổi của thỏa ước tài chính theo giới trong hôn nhân, xem đây là nguyên nhân quan trọng làm thay đổi lựa chọn kết hôn ở nhiều xã hội châu Á từ cuối những năm 1980, dẫn tới trào lưu kết hôn quốc tế qua môi giới. Nghiên cứu này tập trung vào trường hợp kết hôn qua môi giới Việt - Hàn.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Huy Sơn (2022)

  • Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự xáo trộn mạnh mẽ trong chuỗi cung ứng, sản xuất và xuất khẩu của ngành công nghiệp văn hóa toàn cầu. Ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc cũng không phải ngoại lệ khi trở thành một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong giai đoạn đầu đại dịch bùng nổ. Tuy vậy, nhờ những chính sách được định hướng và triển khai một cách hiệu quả, làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã dần thích ứng và tạo nên động lực phát triển cho Hàn Quốc trên nhiều mặt như kinh tế, văn hóa chính trị, khoa học và công nghệ. Bài nghiên cứu cung cấp một cái nhìn khái quát về tác động của đại dịch đến Hallyu, tập trung phân tích chính sách thúc đẩy cũng như một số kết quả đạt được, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Võ, Thị Ngọc Anh (2022)

  • Thổ cẩm của mỗi dân tộc thiểu số tại Việt Nam có những nét đặc trưng riêng, thể hiện nét đẹp văn hóa, tinh thần và lối sống của mỗi tộc người. Trong đó, thổ cẩm của dân tộc H’mông là một trong những loại vải thổ cẩm có màu sắc phong phú, đẹp mắt và được nhiều người yêu thích nhất trong số các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Thông qua việc ứng dụng chất liệu thổ cẩm dân tộc H’mông trong thiết kế Áo dài hiện đại, một mặt góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, mặt khác vẫn mang tính ứng dụng hiện đại trong thiết kế thời trang. Sự kết hợp đó như một sợi dây vô hình kết nối văn hóa miền xuôi với miền ngược, đưa bản sắc văn hóa vào nhịp sống hiện đại, tạo nên những thiết kế Áo dài tân thời, nhưng vẫn mang những nét đặc trưng truyền thống nổi bật....

  • Article


  • Authors: Phạm, Lan Oanh; Đặng, Hoài Thu (2022)

  • Nghệ thuật biểu diễn dân gian là nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật biểu diễn dân gian ở các nhóm cộng đồng/dân tộc là không đồng đều. Điều đó dẫn đến một hệ quả là, có những di sản tương tự nhau nhưng mức độ diễn xướng/trình diễn/thực hành lại khác nhau. Từ di sản “múa sư tử mèo” của đồng bào Tày và Nùng ở tỉnh Lạng Sơn đã được ghi vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, chúng tôi muốn bàn thêm về giá trị của di sản “múa sư tử mèo” và khái niệm diễn xướng, trò diễn, trình diễn dân gian.

  • Article


  • Authors: Lê, Công Sự (2022)

  • “Đẻ đất đẻ nước” là sử thi thần thoại, phản ánh nhiều phương diện trong đời sống của người Mường. Từ thuở khai thiên lập địa đến khi hình thành tộc người, người Mường có một lãnh thổ gồm 1.919 bản trải rộng trên địa bàn thuộc các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa. Bằng phương pháp phân tích văn bản, tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa logic và lịch sử, bài viết luận giải triết lý nhân sinh của người Mường về sự hình thành đất - nước - lửa - con người và xã hội Mường qua những gian lao vất vả trên bước đường tìm kế mưu sinh, chống chọi với thiên nhiên và giải quyết xung đột xã hội.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2022)

  • Vốn văn hóa là khái niệm nổi tiếng nhất của nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu. Tuy không đưa ra một định nghĩa chặt chẽ, nhưng Bourdieu đã chia vốn văn hóa thành ba dạng: vốn văn hóa chủ thể hóa; vốn văn hóa khách thể hóa; vốn văn hóa thể chế hóa. Trong đó, “vốn văn hóa chủ thể hóa” dùng để chỉ dạng vốn văn hóa biểu hiện như là những phẩm chất, tri thức và năng lực văn hóa của con người. Trong hoạt động kinh tế, “vốn văn hóa chủ thể hóa” phát huy vai trò thúc đẩy kinh tế thông qua ba lĩnh vực văn hóa cụ thể là: 1) Văn hóa đối với thiên nhiên trong hoạt động kinh tế; 2) Văn hóa đối với nghề nghiệp; 3) Văn hóa liên cá nhân. Thực hiện tốt ba dạng văn hóa đó sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua những chỉ số như tiết kiệm, sáng tạo, năng suất và hi...