Search

Current filters:




Current filters:




Refine By:

Search Results

Results 21-25 of 25 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Hồ, Thị Quỳnh (2022)

  • Di tích Khu lưu niệm Nguyễn Du là một quần thể công trình kiến trúc thờ tự, tưởng niệm Nguyễn Du cùng những bậc tài danh kiệt xuất của dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Di tích này là nơi lưu giữ và trưng bày những hiện vật quý về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Là một di tích quốc gia đặc biệt, công tác quản lý Khu lưu niệm Nguyễn Du được coi trọng, trong đó, cộng đồng, đặc biệt là dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền có đóng góp quan trong trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh đóng góp về tài chính, vai trò của cộng đồng cần được phát huy hơn nữa trong công tác quản lý, tổ chức quảng bá về di tích, đặc biệt là khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động của những người con dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền.

  • Article


  • Authors: Phạm, Lan Oanh (2022)

  • Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là nhà Nho yêu nước đã được các học giả trong nước và quốc tế quan tâm phổ biến và nghiên cứu các tác phẩm và cuộc đời của ông hơn một trăm năm qua. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu đã đi vào lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam như một ngôi sao sáng, vượt lên hoàn cảnh khó khăn để đóng góp tài trí, tâm huyết cho dân, cho nước trong tư cách nhà Nho với những sáng tác thơ văn yêu nước, trong tư cách một nhà giáo tâm huyết và người thầy thuốc tận tâm. Nguyễn Đình Chiểu đã được tổ chức UNESCO ghi danh là Danh nhân văn hóa thế giới năm 2021. Hướng tới kỷ niệm 200 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, bài viết đề cập tới những đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu từ góc độ văn hóa.

  • Article


  • Authors: Trần, Bạch Dương (2022)

  • Ethnomusicology/Dân tộc nhạc học là bộ môn nghiên cứu về vai trò và ý nghĩa của âm nhạc trong nền văn hóa sở hữu nó, có lịch sử hình thành từ hơn một thế kỷ trước ở trên thế giới. Ở Việt Nam, bộ môn này còn ít được biết đến và vận dụng trong nghiên cứu âm nhạc với tư cách là một thực hành văn hóa. Trong khoảng 10 năm gần đây, các nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam đã có một số bàn luận để hướng tới xây dựng chương trình đào tạo bộ môn này. Bài viết đóng góp một số thông tin về tên gọi, lịch sử hình thành, cơ sở lý luận và một vài kiến nghị để hướng tới xây dựng bộ môn Dân tộc nhạc học ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Lý, Thị Ngọc Dung (2022)

  • Bảo tồn và phát triển dựa vào cộng đồng là xu thế phổ biến trên thế giới; hiện nay, mô hình bảo tàng - cộng đồng - du lịch đang ngày càng được nhân rộng. Thực chất của mô hình này đó là bảo tàng và cộng đồng cùng hợp tác nhằm tăng tính “đàn hồi” của di sản văn hóa, tạo nền tảng để phát triển du lịch bền vững. Cộng đồng được cải thiện nhiều hơn về kinh tế, thấy được vai trò của chính mình, thêm tự hào và quan tâm hơn đến việc bảo tồn, trao truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa. Du lịch khai thác tài nguyên văn hóa hợp lý, hướng tới phát triển bền vững là kết quả hợp tác giữa bảo tàng và cộng đồng. Tuy nhiên, khi du lịch di sản văn hóa phát triển quá mạnh sẽ tạo nhiều áp lực tới việc bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương. Một trong những vấn đề cần quan tâm nhất đó là sự đồng thuậ...

  • Article


  • Authors: Ninh, Thị Thương (2022)

  • Môi trường văn hóa ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó môi trường văn hóa lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo, đóng vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội. Hiện nay, lễ hội truyền thống được coi là nguồn lực, lợi thế để phát triển du lịch. Tuy nhiên, du lịch đã có tác động đến môi trường văn hóa lễ hội truyền thống cả mặt tích cực và tiêu cực. Vì vậy, việc đánh giá, nhìn nhận thực trạng môi trường văn hóa lễ hội truyền thống trong bối cảnh phát triển du lịch một cách khách quan là cần thiết, để có các giải pháp phát triển hài hoà giữa du lịch và lễ hội truyền thống, nhằm xây dựng môi trường văn hóa lễ hội truyền thống lành mạnh, văn minh nhưng vẫn giữ gìn được những gi...