Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 31 (Search time: 0.016 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm, Ngọc Khuê (2020)

  • Trong bức tranh tổng thể của ca khúc Việt Nam những năm gần đây, thể loại ca khúc dân gian đương đại mang giá trị sáng tạo văn hóa độc đáo, có thể coi như một nhịp cầu, nối giữa quá khứ và hiện tại trên phương diện văn hóa nghệ thuật. Đây là một hướng đi đúng đắn, mang lại nhiều thành công cho các nhạc sỹ/ca sỹ trẻ, khi kết hợp giữa tinh hoa âm nhạc truyền thống với những phương pháp sáng tác, kỹ thuật biểu diễn âm nhạc của thế giới, để sáng tạo và trình diễn một thể loại ca khúc mang hơi thở thời đại và bản sắc văn hóa Việt Nam. Bài viết mong muốn mang đến một cái nhìn chân thực, khách quan về ca khúc dân gian đương đại trong giai đoạn hiện nay và chỉ ra một số vấn đề về phong cách thể hiện được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn biểu diễn ca khúc dân gian đương đại của ...

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2020)

  • Lê Quý Đôn (1726 - 1784) là một trong những nhà tư tưởng, nhà chính trị xuất sắc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và là nhà nho nổi tiếng nhất thế kỷ XVIII, nhưng đường lối chính trị của ông lại có những điểm khác với các nhà nho truyền thống. Trong đường lối trị nước của mình, Lê Quý Đôn chủ trương kết hợp “Đức trị” với “Pháp trị”, trong đó đề cao “Pháp trị”. Mặc dù đường lối trị nước của ông không được vua Lê, chúa Trịnh tin dùng nhưng nó đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lịch sử tư tưởng của dân tộc ta ở thế kỷ XVIII.

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2020)

  • Trong Từ điển tiếng Việt, mỹ thuật (Fine Arts) được hiểu là hội họa và điêu khắc, còn nghệ thuật thì được hiểu là những môn nghệ thuật khác như sân khấu, điện ảnh, múa, ca hát... Từ nửa cuối thế kỷ XX, sự phát triển của các quan niệm thẩm mỹ mới, các trào lưu mỹ thuật đều gắn với từ Nghệ thuật (Art) dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp, gây hiểu lầm trong tiếng Việt và trong nghiên cứu mỹ thuật. Bắt đầu từ việc giới thuyết khái niệm mỹ thuật với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, bài viết làm rõ sự phát triển của mỹ thuật trong thế kỷ XX, từ đó cho thấy sự biến đổi của nội hàm khái niệm này.

  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2020)

  • Văn hóa du lịch là khoa học nghiên cứu để làm rõ “giá trị du lịch” của văn hóa và làm rõ “giá trị văn hóa” trong hoạt động du lịch. Như vậy, văn hóa du lịch là yêu cầu tất yếu trong phát triển du lịch ở một quốc gia đa văn hóa như Việt Nam. Bộ môn khoa học nghiên cứu về văn hóa du lịch được hình thành từ thực tế hoạt động, các tài nguyên và nguồn lực về du lịch ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2020)

  • Trong Từ điển tiếng Việt, mỹ thuật (Fine Arts) được hiểu là hội họa và điêu khắc, còn nghệ thuật thì được hiểu là những môn nghệ thuật khác như sân khấu, điện ảnh, múa, ca hát... Từ nửa cuối thế kỷ XX, sự phát triển của các quan niệm thẩm mỹ mới, các trào lưu mỹ thuật đều gắn với từ Nghệ thuật (Art) dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp, gây hiểu lầm trong tiếng Việt và trong nghiên cứu mỹ thuật. Bắt đầu từ việc giới thuyết khái niệm mỹ thuật với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, bài viết làm rõ sự phát triển của mỹ thuật trong thế kỷ XX, từ đó cho thấy sự biến đổi của nội hàm khái niệm này.

  • Article


  • Authors: Lê, Quang Chắn (2020)

  • Với lợi thế của vùng đất “địa linh nhân kiệt”, trong suốt thời kỳ quân chủ, giáo dục và khoa cử Nho học ở Hưng Yên phát triển rất thịnh đạt, hình thành nên truyền thống hiếu học tiêu biểu, tạo tiền đề quan trọng để xuất hiện nhiều gia đình, dòng họ và làng khoa bảng. Kết quả là, một đội ngũ trí thức Nho học đông đảo được tạo dựng, đã có những đóng góp và cống hiến xuất sắc cho quốc gia, dân tộc và địa phương trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2020)

  • Trong mỗi công trình khoa học, nhất là công trình theo hướng nghiên cứu cơ bản, người nghiên cứu phải đồng thời sử dụng ba nhóm phương pháp là phương pháp luận, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu để nhìn nhận, triển khai vấn đề được phát hiện. Về bản chất, ba nhóm phương pháp này có những khác biệt tương đối, song giữa chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho một công trình khoa học, về phương pháp luận, chúng ta phải đặt đối tượng nghiên cứu trong mối tương quan đa chiều: quan hệ sự vật, sự việc, không gian, thời gian, con người; hướng lựa chọn cách/phương pháp tiếp cận; và trên cơ sở đó, xác định phương pháp nghiên cứu để giải quyết mục tiêu đặt ra.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2020)

  • Thế kỷ XVI - XVIII là một trong những giai đoạn đặc biệt của lịch sử Việt Nam. Trái với hình ảnh đất nước đau thương do sự chia cắt giữa Đàng Ngoài - Đàng Trong và cuộc nội chiến giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, đây là giai đoạn chứng kiến sự hội nhập, giao lưu văn hóa mạnh mẽ nhất của các chính thể phong kiến Việt Nam thời trung đại. Chúa Nguyễn với tầm nhìn và chính sách hướng biển mạnh mẽ đã không ngừng khuyến khích, tham gia vào các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa trong khu vực và quốc tế. Các cảng thị dọc bờ biển Đàng Trong đã trở thành cửa ngõ đón nhận những hoạt động giao lưu văn hóa đa chiều này. Đặt trong dòng chảy tiếp giao văn hóa không ngừng, bài viết góp phần tái hiện môi trường quốc tế đa dạng của xứ Thuận - Quảng và đánh giá lại một số chính sách của ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Tuấn Anh (2020)

  • Hiện nay việc đưa các môn học có nội dung về văn hóa vào chương trình đào tạo bậc đại học khối ngành Du lịch ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong 3 mức độ là cần thiết, bình thường và không cần thiết. Thực tế công việc ở ngành nghề du lịch cho thấy người làm trong ngành cần có sự am hiểu và khả năng ứng dụng kiến thức về một loại văn hóa nào đó để làm việc thuận lợi và hiệu quả hơn. Bài viết đánh giá cao việc giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa ở khối ngành Du lịch bậc đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích thực trạng chương trình đào tạo của các trường và đề xuất một số định hướng giảng dạy hiệu quả này.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong; Lê, Tuấn Dung (2020)

  • Năm 2010, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã quyết định mở chuyên ngành Viết báo trong ngành Sáng tác văn học thuộc Khoa Viết văn, Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du). Năm 2016, chuyên ngành Viết báo được nâng lên thành ngành Báo chí. Có thể nói, thực tiễn đời sống báo chí đã có những biến động không ngừng, đặc biệt trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, việc nhận thức đúng, trúng các vấn đề đặt ra và điều chỉnh chương trình đào tạo ngành Báo chí trong bối cảnh hiện nay sẽ góp phần quan trọng trong mục tiêu phát triển đào tạo bền vững của nhà trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cho lĩnh vực báo chí.