Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 31 (Search time: 0.007 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2020)

  • Trong văn hóa truyền thống Việt, số 3 có thể được coi là “con số tâm linh, tinh thần”. Phát triển trong môi trường văn hóa - xã hội truyền thống Việt Nam, con số 3 có mặt rất nhiều trong đời sống của cộng đồng cư dân Việt. Từ đời sống tinh thần đến đời sống vật chất, các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người và các sự vật, hiện tượng khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội đều ít nhiều có liên hệ với con số 3.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Huy Phòng (2020)

  • Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền văn hóa, văn minh lúa nước. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vùng đất này đã bồi tụ những trầm tích văn hóa độc đáo, phong phú, góp phần tạo nên bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc. Ngày nay, trước những tác động từ bối cảnh trong và ngoài nước, nhất là công cuộc xây dựng nông thôn mới, vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Nhìn nhận những đổi thay trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân vùng châu thổ sông Hồng để khơi dậy, phát huy những giá trị tiến bộ, khắc phục những bất cập, hạn chế là việc làm có ý nghĩa

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2020)

  • Thế kỷ XVI - XVIII là một trong những giai đoạn đặc biệt của lịch sử Việt Nam. Trái với hình ảnh đất nước đau thương do sự chia cắt giữa Đàng Ngoài - Đàng Trong và cuộc nội chiến giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, đây là giai đoạn chứng kiến sự hội nhập, giao lưu văn hóa mạnh mẽ nhất của các chính thể phong kiến Việt Nam thời trung đại. Chúa Nguyễn với tầm nhìn và chính sách hướng biển mạnh mẽ đã không ngừng khuyến khích, tham gia vào các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa trong khu vực và quốc tế. Các cảng thị dọc bờ biển Đàng Trong đã trở thành cửa ngõ đón nhận những hoạt động giao lưu văn hóa đa chiều này. Đặt trong dòng chảy tiếp giao văn hóa không ngừng, bài viết góp phần tái hiện môi trường quốc tế đa dạng của xứ Thuận - Quảng và đánh giá lại một số chính sách của ...

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2020)

  • Trong Từ điển tiếng Việt, mỹ thuật (Fine Arts) được hiểu là hội họa và điêu khắc, còn nghệ thuật thì được hiểu là những môn nghệ thuật khác như sân khấu, điện ảnh, múa, ca hát... Từ nửa cuối thế kỷ XX, sự phát triển của các quan niệm thẩm mỹ mới, các trào lưu mỹ thuật đều gắn với từ Nghệ thuật (Art) dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp, gây hiểu lầm trong tiếng Việt và trong nghiên cứu mỹ thuật. Bắt đầu từ việc giới thuyết khái niệm mỹ thuật với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, bài viết làm rõ sự phát triển của mỹ thuật trong thế kỷ XX, từ đó cho thấy sự biến đổi của nội hàm khái niệm này.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2020)

  • Lê Quý Đôn (1726 - 1784) là một trong những nhà tư tưởng, nhà chính trị xuất sắc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và là nhà nho nổi tiếng nhất thế kỷ XVIII, nhưng đường lối chính trị của ông lại có những điểm khác với các nhà nho truyền thống. Trong đường lối trị nước của mình, Lê Quý Đôn chủ trương kết hợp “Đức trị” với “Pháp trị”, trong đó đề cao “Pháp trị”. Mặc dù đường lối trị nước của ông không được vua Lê, chúa Trịnh tin dùng nhưng nó đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lịch sử tư tưởng của dân tộc ta ở thế kỷ XVIII.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Trang (2020)

  • Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra nhiều cơ hội cho các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc trên nhiều phương diện, đồng thời cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức. Nếu không được chú trọng đầu tư phát triển và có giải pháp phù hợp, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực và quốc tế. Bài viết tập trung phân tích thực trạng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp văn hóa trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó, bước đầu gợi ra những giải pháp phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong tương lai.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Thu; Nguyễn, Thị Thanh Mai (2020)

  • GS.TS. Ngô Đức Thịnh được coi là “một cây đại thụ trong giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam”. Ông là một trong những nhà nghiên cứu dân tộc học hàng đầu, người khai mở trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa các dân tộc và dành nhiều tâm huyết cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt, ông là chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu, người góp phần quan trọng đưa thực hành tín ngưỡng Tam phủ của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. GS.TS. Ngô Đức Thịnh còn là một nhà quản lý mẫu mực, một người thầy đức độ, tận tâm, luôn nhã nhặn, ân cần với đồng nghiệp và các thế hệ học trò. Bài viết khẳng định những đóng góp quan trọng, to lớn của ông trong việc xây dựng chuyên ngành nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam nói ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Then là một nghi lễ Shaman của người Tày, tộc người thiểu số cư trú tập trung ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Nghi lễ Then có sự tham gia của nhiều thành tố nghệ thuật như ngôn từ, âm nhạc, múa, trang trí, sắp đặt… Bằng việc mô tả cuộc hành trình tưởng tượng đi vào thế giới ba tầng (Trời, Đất, Nước) thông qua nghệ thuật trình diễn nghi lễ Shaman của thầy Then, bài viết không chỉ phác họa đời sống tâm linh của người Tày mà còn chỉ ra mối liên hệ so sánh giữa thế giới ba tầng trong nghi lễ Then của người Tày (ban thờ, vật biểu tượng, màu sắc, nghệ thuật trình diễn…) với tín ngưỡng Tam, Tứ phủ của người Kinh, qua đó cho thấy những biểu hiện của giao lưu văn hóa, tín ngưỡng giữa người Tày và người Kinh.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Sự di dời dân cư tới các điểm cư trú mới trong các dự án thu hồi đất đai ở Hà Nội đặt ra vấn đề về tổ chức lại đời sống văn hóa xã hội cho nhóm dân cư này tại nơi ở mới. Thực tế là, liên kết xã hội ở các chung cư tái định cư khá yếu, điều này làm giảm sút các hoạt động chung của cộng đồng. Sự chia cắt văn hóa do di dời cộng với mức sống thấp tại nơi tái định cư khiến các liên kết mới càng trở nên khó khăn. Tái định cư để lại sự tổn thương văn hóa trong đời sống dân cư. Tình trạng tổn thương càng trở nên sâu sắc hơn khi chất lượng cuộc sống của người bị di dời không bằng nơi ở cũ. Tái định cư đẩy các hộ gia đình đến một không gian mới, song những yếu tố liên kết, sự giao lưu văn hóa vẫn còn hết sức mỏng manh.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2020)

  • Hiện nay, “lợi ích quốc gia” là một khái niệm rộng và nội hàm thuật ngữ còn có nhiều khác biệt trong quan điểm của các học giả, các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Trước một lý thuyết còn là chủ đề tranh luận của nhiều học giả, theo chúng tôi, vấn đề nên được tiếp cận dưới nhiều góc độ, và bài viết này xin giới thiệu những nét căn bản về lý thuyết “lợi ích quốc gia” từ góc nhìn lịch sử và văn hóa chính trị.