Search

Current filters:




Current filters:




Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 31 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Giá (2020)

  • Với mục đích hệ thống, nghiên cứu các tác phẩm văn chương viết về biển đảo nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về cảm thức biển đảo trong tác phẩm văn học từ đầu thế kỷ XX đến nay, từ đó hướng tới truyền tải và khơi gợi tình cảm gắn kết, trân quý các giá trị cùng niềm tự hào về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Bài viết phân tích, đánh giá, luận giải một số khía cạnh chủ yếu của cảm thức văn hóa biển đảo trong Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đến nay nhìn từ diễn trình và nhìn từ giá trị, biểu tượng văn hóa. Tiếp cận vấn đề từ diễn trình lịch sử văn học, với hệ quy chiếu là các giá trị văn hóa được biểu hiện và kết tinh trong/qua tác phẩm thơ văn, chúng tôi cho rằng biển/đảo đã trở thành biểu tượng có tính khái quát, về cơ bản biểu đạt 4 bình diện ý nghĩa: kh...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2020)

  • Đầu thế kỷ XXI, ngoại giao văn hóa được các quốc gia đặc biệt chú trọng vì khả năng giải quyết nhiều thách thức lớn của thời đại theo hướng bền vững và có hiệu quả lâu dài. Ngày 14/2/2011, Chính phủ Việt Nam ban hành “Chiến lược ngoại giao văn hóa hướng đến năm 2020”. Đây được coi là thành tựu quan trọng của ngoại giao văn hóa Việt Nam hiện đại. Trên cơ sở đó, Việt Nam từng bước chuẩn hóa các tiêu chí và hoạt động ngoại giao trên lĩnh vực văn hóa, đưa ngoại giao văn hóa trở thành bộ phận quan trọng trong nền ngoại giao quốc gia với nhiều thành tựu và triển vọng phát triển mới.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Tuyết (2020)

  • Mở cửa, hội nhập đang là câu chuyện diễn ra sôi động trên toàn cầu. Nó tác động tới mọi lĩnh vực, trong đó phong phú và phức tạp nhất là văn hóa. Sự thay đổi thang bậc giá trị của xã hội hiện đại ngày nay không thể không nói tới sự tác động của quá trình giao lưu văn hóa, trong đó có vai trò quan trọng của văn hóa đại chúng. Văn hóa Việt Nam hội lưu được với dòng chảy văn hóa đương đại, dân chủ hóa trong việc thụ hưởng cũng như giúp cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực… là điều không thể phủ nhận mà văn hóa đại chúng đã mang lại. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều hệ lụy bởi tính không đồng nhất, phức tạp của văn hóa đại chúng, như làm mai một, tan vỡ hệ giá trị văn hóa dân tộc, phản văn hóa, xâm lăng văn hóa…

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2020)

  • Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghiệp văn hóa, các không gian văn hóa sáng tạo ở Hà Nội và một số thành phố lớn bắt đầu được hình thành. Mặc dù, quy mô, cách thức hoạt động vẫn còn mang tính tự phát và chưa được thừa nhận như một loại hình kinh doanh đặc biệt, nhưng các không gian văn hóa sáng tạo ở Hà Nội đã mang đến cho thành phố những thay đổi đáng kể về diện mạo, nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, tạo môi trường sáng tạo chuyên nghiệp cho đội ngũ nghệ sĩ trẻ và tạo nhiều việc làm mới cho công dân Thủ đô… Tuy vậy, vẫn còn những bất cập từ hệ thống chính sách để đảm bảo một sự hỗ trợ chính thức của nhà nước. Bài viết mong muốn đưa đến một nhận thức toàn diện về không gian sáng tạo ở Hà Nội trong tương quan với một số thành phố sáng tạo khác, ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Đền Bắc Lệ, hay còn gọi là đền Công đồng Bắc Lệ, là một trong những điểm hành hương với ý nghĩa tìm về chốn tổ của các con nhang đệ tử. Để tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của ngôi đền này trong thực hành tín ngưỡng Tứ phủ, bài viết bắt đầu từ việc xem xét truyền thuyết về Mẫu Thượng Ngàn ở đền Bắc Lệ trong mối liên hệ với tín ngưỡng của các tộc người thiểu số ở miền núi Đông Bắc Việt Nam. Trên cơ sở đó, phân tích sự hình thành, biến đổi của ngôi đền gắn với đặc điểm vị trí địa lý và các sự kiện, bối cảnh kinh tế - xã hội của địa phương trong diễn trình lịch sử. Từ đó cho thấy, đền Bắc Lệ là một trong những ngôi đền tiêu biểu, phản ánh sự hình thành tín ngưỡng Tứ phủ của người Việt ở khu vực miền núi Việt Nam nói chung và ở vùng Đông Bắc Việt Nam nói riêng

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Xuân Ny (2020)

  • Hò khoan - Chèo cạn là loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian, có sự kết hợp giữa làn điệu hò khoan (vốn là điệu hò trong lao động sông nước) và động tác chèo thuyền đã được cách điệu hóa (chèo thuyền trên cạn) của cư dân ven biển một số tỉnh miền Trung, đặc biệt, trong đó có làng Nhân Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nội dung và ý nghĩa của nó liên quan đến thực hành nghi lễ thờ cúng cá Ông. Diễn xướng và âm nhạc dân gian của Hò khoan - Chèo cạn hàm chứa nhiều giá trị văn hóa, khích lệ tinh thần lạc quan, tình yêu nghề của những ngư dân vùng biển, dù mỗi chuyến ra khơi họ luôn phải đối đầu với bao gian khó, rủi ro.

  • Article


  • Authors: Lê, Quang Chắn (2020)

  • Với lợi thế của vùng đất “địa linh nhân kiệt”, trong suốt thời kỳ quân chủ, giáo dục và khoa cử Nho học ở Hưng Yên phát triển rất thịnh đạt, hình thành nên truyền thống hiếu học tiêu biểu, tạo tiền đề quan trọng để xuất hiện nhiều gia đình, dòng họ và làng khoa bảng. Kết quả là, một đội ngũ trí thức Nho học đông đảo được tạo dựng, đã có những đóng góp và cống hiến xuất sắc cho quốc gia, dân tộc và địa phương trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

  • Article


  • Authors: Trương, Sỹ Tâm; Lê, Hồng Thanh (2020)

  • Khoảng hơn chục năm trở lại đây, du lịch dựa vào cộng đồng bắt đầu xuất hiện và dần phát triển ở Việt Nam, gắn với việc khai thác và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng. Được triển khai từ năm 2012, mô hình du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam được định hướng phát triển theo hướng bền vững, chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Cơ Tu. Trên cơ sở các kết quả điền dã dân tộc học, bài viết phân tích thực trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing; áp dụng khung phân tích SWOT chỉ ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu cũng như một số vấn đề đặt ra đối với du lịch cộng đồng nơi đây.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Giá (2020)

  • Với mục đích hệ thống, nghiên cứu các tác phẩm văn chương viết về biển đảo nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về cảm thức biển đảo trong tác phẩm văn học từ đầu thế kỷ XX đến nay, từ đó hướng tới truyền tải và khơi gợi tình cảm gắn kết, trân quý các giá trị cùng niềm tự hào về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Bài viết phân tích, đánh giá, luận giải một số khía cạnh chủ yếu của cảm thức văn hóa biển đảo trong Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đến nay nhìn từ diễn trình và nhìn từ giá trị, biểu tượng văn hóa. Tiếp cận vấn đề từ diễn trình lịch sử văn học, với hệ quy chiếu là các giá trị văn hóa được biểu hiện và kết tinh trong/qua tác phẩm thơ văn, chúng tôi cho rằng biển/đảo đã trở thành biểu tượng có tính khái quát, về cơ bản biểu đạt 4 bình diện ý nghĩa: kh...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2020)

  • Công chúng nghệ thuật là những cá nhân, nhóm xã hội hoặc cộng đồng những người thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật. Họ thường được chia thành nhiều nhóm, theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, trình độ học vấn, vùng/miền, khả năng kinh tế… Công chúng là cái đích để tác giả hướng tới mà sáng tạo, là người quyết định sự tồn vong của tác phẩm nghệ thuật, thậm chí cả sự tồn vong của tác giả với tư cách nghệ sĩ. Tuy nhiên, chỉ bộ phận công chúng nào chi tiền để thưởng thức nghệ thuật thì mới có tác động định hướng phát triển nghệ thuật. Hiện nay ở Việt Nam, bộ phận công chúng chi phối thị trường nghệ thuật là nhóm những người trẻ, có trình độ học vấn THPT hoặc đại học, là công chức nhà nước hoặc chưa đi làm, và có mức sống trung bình. Tuy nhiên, năng lực cảm thụ nghệ thuật của nh...