Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 24 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2021)

  • Trong xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, với sự bùng nổ về công nghệ, thông tin, sự cạnh tranh của mạng xã hội và những tác động của nền kinh tế thị trường, báo mạng điện tử đang phải đối diện với nhiều thách thức để giữ chân độc giả. Các báo mạng điện tử ở Việt Nam đã tiếp cận thể loại Emagazine như là một hình thức thay đổi mới nhất để tiếp tục khẳng định vị trí số một trong quan hệ với các loại hình báo chí khác. Bài viết nhận diện thể loại Emagazine trên báo mạng điện tử thông qua việc làm rõ đặc điểm, vai trò của Emagazine và mối quan hệ tương tác với công chúng, qua đó cho thấy Emagazine đã tạo luồng sinh khí mới cho báo mạng điện tử trong cuộc đua thị phần công chúng báo chí hiện nay

  • Article


  • Authors: Trương, Thúy Mai (2021)

  • Trong nghiên cứu văn hóa hiện nay, phương pháp “truyện kể” được các học giả, nhà nghiên cứu sử dụng ngày càng phổ biến. Truyện kể trở thành nguồn tài nguyên văn hóa xã hội, mà thông qua nguồn tài nguyên đó, người kể chuyện tham gia vào quá trình giải nghĩa. Do vậy, phương pháp này giúp các học giả, nhà nghiên cứu và nhà phân tích có cái nhìn sâu sắc về những chủ thể văn hóa và thông qua cuộc đời của họ có thể hiểu về xã hội. Bài viết giới thiệu một góc nhìn về phương pháp “truyện kể” nhằm tham góp thêm một cách tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa/văn hóa học

  • Article


  • Authors: Trần, Văn Hiếu (2021)

  • Ở nước ta, quyền con người trong lĩnh vực văn hóa được quy định trong Điều 41, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, nhưng nội dung cụ thể của quyền văn hóa cũng như việc thực thi trong thực tiễn là những vấn đề cần được làm rõ. Nghiên cứu trường hợp phục dựng lễ hội vua Hùng dạy dân cấy lúa ở Minh Nông, Phú Thọ cho thấy quyền văn hóa và vai trò đích thực của cộng đồng trong tiến trình này

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly; Dương, Hà My (2021)

  • Với lịch sử gần 2.000 năm du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cùng với xu hướng vận động, phát triển của văn hóa dân tộc. Nhiều giá trị văn hóa Phật giáo có sự tương đồng với các giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam và tác động không nhỏ đến sự phát triển của xã hội như: tăng cường sự liên kết cộng đồng và xã hội; góp phần xây dựng, củng cố các giá trị đạo đức, luân lý của các cá nhân, gia đình và xã hội; khắc phục những hạn chế của sự suy thoái đạo đức, lối sống do tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Thu (2021)

  • Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, công tác văn hoá, văn nghệ đã đóng vai trò hỗ trợ đắc lực, không chỉ ở hậu phương mà cả ở tiền tuyến. Các văn nghệ sĩ không chỉ tổ chức, biểu diễn các hoạt động văn hoá, văn nghệ trong chiến trường, họ còn truyền dạy, bổ túc, gây dựng phong trào văn hoá, văn nghệ cho chính những người chiến sĩ và thanh niên trong các đơn vị quân đội, đội dân công. Những hoạt động văn hoá, văn nghệ của các văn nghệ sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm cho cuộc sống gian khổ, cam go nơi chiến trường trở nên vui tươi, đầy sức sống, các chiến sĩ bộ đội và dân công thêm tinh thần lạc quan và quyết tâm chiến đấu. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta không chỉ chiến thắng trên mặt trận quân sự, mà chiến thắng cả trên mặt trận văn hoá, văn nghệ

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản (2021)

  • Theo cách thức truyền thống, việc quản lý theo dõi hiện vật thường sử dụng hình thức viết tay vào sổ kiểm kê, các loại phiếu, lý lịch hiện vật... mất nhiều thời gian, lượng thông tin về hiện vật hạn chế, khai thác hồ sơ hiện vật khó khăn. Đến nay, việc ứng dụng công nghệ số hóa hiện vật và sưu tập hiện vật của bảo tàng, nhằm hiện đại hóa phương thức quản lý, khai thác và phát huy giá trị hiện vật, sưu tập hiện vật phục vụ công chúng đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh CMCN 4.0. Nhiều bảo tàng trên thế giới đã tiến hành số hóa các bộ sưu tập hiện vật, các tác phẩm nghệ thuật nhằm phục vụ công chúng trong và ngoài nước. Ví dụ như Bảo tàng Nghệ thuật Staedel - Frank- furt số hóa được 25.000 hiện vật và xây dựng được 100 bộ phim kỹ thuật số phát trên mạng xã hội, đã thu hút h...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Kim Loan (2021)

  • Văn hóa được hình thành cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người, là đối tượng của nhận thức ngay từ khi triết học mới ra đời vào thời Cổ đại. Tuy nhiên, phải đến giữa TK XIX, với sự ra đời của ngành Văn hóa học, văn hóa mới được nghiên cứu một cách tổng thể và là đối tượng chuyên biệt của một khoa học liên ngành. Sau gần hai thế kỷ, văn hóa đang giữ vị trí đặc biệt, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và thúc đẩy mọi mặt của xã hội; kích thích sự sáng tạo và đánh thức những năng lực tiềm ẩn của con người; là động lực của sự phát triển.

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung; Nguyễn, Thùy Linh (2021)

  • Lễ hội Katê là một trong những lễ hội lớn nhất của người Chăm tại Ninh Thuận, phản ánh chân thực và sinh động đời sống văn hóa, tâm linh, tình cảm cũng như những ước vọng của cộng đồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lễ hội Katê đã và đang có nhiều thay đổi làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống. Để bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Katê trong đời sống hôm nay cần có sự quản lý hiệu quả dựa trên nguồn lực của Nhà nước và cộng đồng. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết định chế xã hội trong quản lý lễ hội, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các định chế xã hội chính thức và phi chính thức trong quản lý lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huyền Vân (2021)

  • Bình Liêu là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Quảng Ninh. Với cộng đồng dân cư đa dân tộc, còn đậm nét văn hóa truyền thống, cùng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây có tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng. Bài viết phân tích những tiềm năng, lợi thế, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, đồng thời chỉ ra những cơ hội, thách thức mà địa phương có thể đối mặt khi phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian tới. Từ đó, bài viết đưa ra một số định hướng về phát triển cơ sở hạ tầng, mô hình sản phẩm, thị trường,… cho địa phương nhằm hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng bền vững, hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, đảm bảo an toàn an ninh biên giới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thúy Quỳnh (2021)

  • “Sức mạnh mềm” là sức hấp dẫn, khả năng ảnh hưởng của một quốc gia tới các quốc gia khác thông qua sức lan tỏa của văn hóa. Nhiều quốc gia đã xây dựng và vận dụng thành công sức mạnh mềm nhằm thúc đẩy sự ảnh hưởng về kinh tế và chính trị. Với xu hướng đó, những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh quảng bá văn hóa thông qua các hoạt động văn hóa tại nhiều quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, sức mạnh mềm của Việt Nam cần được phát triển và lan tỏa rộng hơn nữa, qua đó vừa thiết lập lá chắn từ xa bảo vệ nền văn hóa dân tộc, vừa giúp tăng cường vị thế quốc gia trên trường quốc tế.