Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 25 (Search time: 0.021 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2010)

  • Hà Nội đang tiến tới kỷ niệm một ngàn năm tuổi. Hà Nội trong mắt người dân Việt Nam và thế giới là mảnh đất kinh kỳ, nơi đó có những người con gái thanh lịch tinh tế và đằm thắm, dịu dàng. Văn hóa người phụ nữ Hà Nội đã có sự biến đổi theo thời gian. Bài viết tập trung vào nét văn hóa ăn mặc, phong cách ứng xử trong gia đình và cộng đồng của người phụ nữ Hà Nội xưa và nay. Thông qua sự biến đổi về văn hóa ấy, hơn bao giờ hết, người phụ nữ Hà Nội cần kế thừa nét văn hóa truyền thống của người Hà Nội xưa và phát huy nét văn hóa mới phù hợp với thời đại hôm nay.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Văn Cần (2010)

  • Cổ Loa là địa danh thân thuộc với bất kỳ người Việt Nam nào, ngay từ khi còn là trẻ nhỏ mới đến trường với bài học đầu tiên về lịch sử dân tộc. Địa chí Cổ Loa là sự tổng hợp kết quả nghiên cứu về vùng đất Cổ Loa của giới khoa học trong và ngoài nước suốt hơn nửa thế kỷ qua. Ngoài phần mở đầu giới thiệu Cổ Loa- một không gian lịch sử văn hóa, danh mục bản đồ, ảnh và 222 tài liệu tham khảo , nội dung công trình gồm 4 phần liên quan mật thiết với nhau, sắp xếp theo trình tự nhất định, nhằm nhận diện khái quát vùng đất: địa lý tự nhiên- hành chính; lịch sử; kinh tế- xã hội, văn hóa. Công trình đã khắc họa diện mạo văn hóa của Cổ Loa. Đây là món quà quý để dâng lên đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Hồng Mai (2010)

  • “Nếp sống văn hóa người Hà Nội” là một công trình lớn đã được xã hội quan tâm từ nhiều năm nay nhưng kết quả của nghiên cứu vẫn chưa đạt được như mong muốn. Danh hiệu Người Hà Nội là một khái niệm luôn mở và biến động không chỉ theo trục thời gian mà cả trong những chiều không gian rộng hẹp khác nhau. Tính chất “Kinh đô văn hóa linh thiêng và hào hoa” của Thăng Long - Hà Nội truyền thống đã chi phối, điều chỉnh cấu trúc cư dân cũng như định hình tính cách thanh lịch của con người nơi đây. Bài viết lưu tâm tới những khó khăn trong việc lưu giữ, bảo tồn sự thanh lịch khi môi trường sống của người Hà Nội hiện nay đã bị pha tạp. Điều quan trọng nhất hiện nay là người Hà Nội cần hình thành ý thức và phong cách sống của người thị dân đích thực, trước hết là tự giác tuân thủ pháp luật và n...

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2010)

  • Raglai là một tộc người thiểu số phân bố ở vùng miền núi các tỉnh Nam Trung Bộ và là một trong năm tộc người ở Việt Nam theo thiết chế mẫu hệ. Xã hội Raglai truyền thống rất coi trọng gia đình và hôn nhân, được thể hiện rất rõ qua luật tục còn được duy trì đến ngày nay. Luật tục được cho là chuẩn mực đạo đức xã hội, nó quy định mối quan hệ trong gia đình, dòng họ và trong đời sống vợ chồng cũng như các mối quan hệ thường nhật khác. Những giá trị đạo đức trong luật tục vẫn được coi là chuẩn mực xã hội, là một phương thức hữu hiệu bảo vệ gia đình và hôn nhân của người Raglai trong giai đoạn hiện nay.

  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Thu Lan (2010)

  • Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị là vấn đề được rất nhiều nhà tư tưởng từ cổ chí kim quan tâm lý giải. Trong tác phẩm: “Hướng tới nền hòa bình vĩnh cửu”, I. Cantơ - nhà triết học Đức lỗi lạc, đã đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra những quan điểm mang tính đột phá về mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị. Những quan điểm đó của ông mang ý nghĩa vượt thời đại, là tiền đề và định hướng cho việc giải quyết một trong những vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay – vấn đề chiến tranh và hòa bình. Vấn đề đó lại càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta đang chuẩn bị kỷ niệm đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, thành phố vì hòa bình. Trong bài viết này, tác giả cố gắng nêu lên và phân tích những quan điểm cơ bản đó của ông.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Thanh Giang (2010)

  • Trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã sử dụng các chính sách nô dịch về văn hóa để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Những chính sách này đã làm cho nền văn hóa Việt xuất hiện những đặc điểm không thuần nhất, lai căng, trì trệ.... Tuy nhiên bên cạnh đó, những tinh hoa của nền văn hoá phương Tây cũng đã có những tác động tích cực đến văn hoá nước ta. Ở Việt Nam đã xuất hiện các trào lưu văn hoá có sự giao thoa giữa Á - Âu, Đông - Tây. Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam xác lập vai trò lãnh đạo của mình đối với công cuộc giải phóng dân tộc, đồng thời cũng đã từng bước lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá. Đặc biệt, sự ra đời của Đề cương văn hoá năm 1943 đã tạo nên sức lan toả kỳ diệu và trở thành tư tưởng hướng đạo cho công cuộ...