Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 263 (Search time: 0.037 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Hồ, Thu Hà (2013)

  • Huế không những là xứ sở của "non xanh nước biếc" thơ mộng, trữ tình, mà còn là cố đô, là một vùng văn hóa vô cùng đặc sắc. Không gian địa lý-văn hóa-lịch sử độc đáo đó đã phổ vào đời sống tâm hồn, hình thành trong con người Huế những tính cách ít nhiều riêng biệt. Con người Huế thiên về cuộc sống nội tâm hơn là phô trương hướng ngoại, không hướng về những gì sặc sỡ xô bồ và ưa dung dị, trầm lắng và tinh tế. Mãnh liệt, thắm thiết nhưng vẫn tiềm ẩn sự giữ gìn, ý tứ, vẫn dịu hiền, thùy mị, nhiều lúc mang đậm nét buồn cảm, sầu thương. Có thể nói, khuynh hướng tình cảm của con người Huế là hướng nội. Cốt cách đó, dường như đã được bộc lộ khá đầy đủ, trọn vẹn trong ca dao - dân ca xứ Huế.

  • Thesis


  • Authors: Mai, Thị Hạnh (2013)

  • Chủ nghĩa yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc, được phản ánh trên nhiều bình diện khác nhau: tư tưởng, văn học nghệ thuật, âm nhạc... và cả trên bình diện tâm linh. Trong bài viết này, mục đích của chúng tôi là chỉ ra những biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa yêu nước được phản ánh trong Đạo Mẫu thông qua việc tìm hiểu những bài Kinh giáng bút của các Thánh Mẫu (cụ thể là Kinh Đạo Nam). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích, đánh giá những giá trị của Kinh Đạo Nam đối với phong trào ái quốc Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Qua đó,bài viết của chúng tôi góp thêm một tiếng nói trong việc tìm nhận những giá trị độc đáo của Đạo Mẫu.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Mạnh Cương (2013)

  • Có thể nói rằng khái niệm giống như những viên gạch để xây dựng nên tòa lâu đài tri thức của con người về thế giới. Nhận thức của con người là nắm bắt được quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan và vận dụng vào thực tiễn (trên cơ sở tuân theo quy luật) để cải tạo, biến đổi thế giới theo mục đích của mình. Khái niệm trong tư duy chính xác và trong tư duy biện chứng có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Đặc điểm quan trọng nhất của khái niệm trong tư duy biện chứng là sự vận động, biến đổi và nội hàm ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn. Bài viết sẽ nêu lên một số ý kiến về vấn đề này.

  • Thesis


  • Authors: Kiều, Trung Sơn (2013)

  • Người Lào, một tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có vốn dân ca, dân vũ đặc sắc. Trong kho tàng văn nghệ dân gian Lào có một loại dân ca còn ít được biết đến, đó là hát đám cưới. Hát đám cưới của người Lào không phải là những tiết mục văn nghệ góp vui thường thấy ở đám cưới ngày nay mà là những bài dân ca gắn với trình tự nghi thức xin dâu, đưa dâu và cả những bài hát đối đáp diễn ra trong lễ cưới. Đó thực sự là nét bản sắc văn hóa đáng trân trọng, bao chứa trong nó nhiều giá trị mà có lẽ chúng ta cần nhiều thời gian để tìm hiểu. Tuy nhiên, loại dân ca này giờ đây ngày càng hiếm gặp bởi nó đang bị quên lãng trong sự biến đổi khá nhanh của cuộc sống hiện đại. Kịp thời giới thiệu nét đẹp trong hát đám cưới của người Lào ở Tây Bắc Việt Nam là mục tiêu của bài viết.

  • Thesis


  • Authors: Dương, Đình Minh Sơn (2013)

  • Bài viết nhằm phân biệt các thuật ngữ cồng, chiêng, lệnh, phèng la của người Kinh và chinh, chêng của đồng bào vùng Tây Nguyên. Ở người Kinh cồng làm bằng gỗ mít (như cái mõ), nhưng to như cái cột đình, cao khoảng 1,40m, còn chiêng, lệnh, phèng la đúc bằng đồng; chiêng là loại có núm ở giữa mặt, treo cùng với trống ở đình và nhà thờ họ, còn lệnh không có núm, có gờ gọi là thành có dây treo, mặt bằng như nón thúng quai thao, dùng vào việc công, phèng la giống như cái lệnh nhưng nhỏ hơn dùng trong đám ma.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Hồng Mai (2010)

  • “Nếp sống văn hóa người Hà Nội” là một công trình lớn đã được xã hội quan tâm từ nhiều năm nay nhưng kết quả của nghiên cứu vẫn chưa đạt được như mong muốn. Danh hiệu Người Hà Nội là một khái niệm luôn mở và biến động không chỉ theo trục thời gian mà cả trong những chiều không gian rộng hẹp khác nhau. Tính chất “Kinh đô văn hóa linh thiêng và hào hoa” của Thăng Long - Hà Nội truyền thống đã chi phối, điều chỉnh cấu trúc cư dân cũng như định hình tính cách thanh lịch của con người nơi đây. Bài viết lưu tâm tới những khó khăn trong việc lưu giữ, bảo tồn sự thanh lịch khi môi trường sống của người Hà Nội hiện nay đã bị pha tạp. Điều quan trọng nhất hiện nay là người Hà Nội cần hình thành ý thức và phong cách sống của người thị dân đích thực, trước hết là tự giác tuân thủ pháp luật và n...

  • Thesis


  • Authors: Đỗ, Trần Phương; Nguyễn, Thành Nam (2010)

  • Văn Miếu– Quốc Tử Giám được coi là biểu tượng của văn hiến Việt Nam nói chung và biểu tượng của văn hiến Thăng Long nói riêng. Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn giữ được 82 tấm bia ghi lại các khoa thi được tổ chức từ năm 1442 đến năm 1779. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một khía cạnh trong hệ giá trị của hệ thống bia đá, đó là tư tưởng trọng hiền tài thông qua các tấm bia được dựng vào thời Lê Sơ (1428- 1527). Tư tưởng đó được thể hiện trên những bình diện: vai trò của hiền tài đối với quốc gia, cách thức tuyển chọn hiền tài, chế độ đãi ngộ và tôn vinh hiền tài, yêu cầu đối với hiền tài và trách nhiệm của hiền tài đối với quốc gia. Đội ngũ người hiền tài được đào tạo dưới thời Lê sơ đã đưa nhà Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt, đạt tới vinh quang trong sự ngh...

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Thu Hằng (2010)

  • Chùa Cầu Đông là ngôi chùa cổ thuộc thiền phái Tào Động, hiện ở số 38B phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Căn cứ vào di vật có niên đại sớm nhất (bia “Đông Môn tự ký” - 1624) thì vào khoảng đầu thế kỷ XVII, chùa Cầu Đông đã có mặt trên mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Giá trị kiến trúc, điêu khắc và hệ thống di vật của chùa chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn - giai đoạn cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Giá trị đặc biệt của chùa Cầu Đông tập trung ở hệ thống di vật, đặc biệt là di vật có minh văn (bia đá, chuông đồng). Địa điểm tồn tại của ngôi chùa là cứ liệu quan trọng để giới khoa học “tìm lại dấu vết thành Thăng Long”- xác định vị trí phía Đông của hoàng Thành Thăng Long.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2010)

  • Hà Nội đang tiến tới kỷ niệm một ngàn năm tuổi. Hà Nội trong mắt người dân Việt Nam và thế giới là mảnh đất kinh kỳ, nơi đó có những người con gái thanh lịch tinh tế và đằm thắm, dịu dàng. Văn hóa người phụ nữ Hà Nội đã có sự biến đổi theo thời gian. Bài viết tập trung vào nét văn hóa ăn mặc, phong cách ứng xử trong gia đình và cộng đồng của người phụ nữ Hà Nội xưa và nay. Thông qua sự biến đổi về văn hóa ấy, hơn bao giờ hết, người phụ nữ Hà Nội cần kế thừa nét văn hóa truyền thống của người Hà Nội xưa và phát huy nét văn hóa mới phù hợp với thời đại hôm nay.