Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 241-250 of 263 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Văn,Giá (2019)

  • Cuốn sách “Đô thị vị nhân sinh” của Giáo sư Jan Gehl không phải là một công trình nghiên cứu hàn lâm, mà là một công trình nghiên cứu thực tiễn, hướng vào vấn đề quy hoạch kiến trúc và phát triển đô thị hiện đại. Do những quan niệm lầm lạc, do sức ép về kinh tế và dân số, khoảng 50 năm trở về trước, hầu hết các đô thị ở các quốc gia trên thế giới được xây dựng hoặc không có triết lý, hoặc đi theo triết lý phục vụ phương tiện xe cơ giới, phục vụ chính các công trình, chứ không phục vụ con người. Từ đó dẫn đến rất nhiều đô thị phát triển lộn xộn, tùy tiện, ngày càng gia tăng nạn kẹt xe, ô nhiễm môi trường, mất an ninh, chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị thấp… Cuốn sách “Đô thị vị nhân sinh” đưa ra triết lý đô thị vì con người, cho con người; theo đó toàn bộ quy hoạch, thiết kế, ...

  • Article


  • Authors: Phan,Thuận Thảo (2019)

  • Khổng học - một triết thuyết nổi tiếng của Trung Quốc do Khổng Tử lập ra từ thời cổ đại - là một học thuyết chính trị, đạo đức, luân lý có sức ảnh hưởng lớn ở nhiều nước châu Á trong suốt thời kỳ phong kiến lâu dài hàng ngàn năm và còn ảnh hưởng đến tận ngày nay. Bài viết này chú trọng tìm hiểu quan niệm của Khổng học về âm nhạc, trong đó vai trò của âm nhạc được đánh giá rất cao. Việc đề cao tính giáo dục, tính chính trị, tính triết lý cũng như mối quan hệ giữa âm nhạc và hiện thực xã hội đã thể hiện những quan điểm tiến bộ của học thuyết này cho dù nó đã ra đời cách đây 2.500 năm. Áp dụng tư tưởng Khổng học trong đường hướng trị nước, triều đình nhà Nguyễn cũng đã ứng dụng những quan điểm đó trong Nhã nhạc của triều đại mình. Những chủ trương của vua và triều đình nhà Nguyễn, ...

  • Article


  • Authors: Lê,Thị Tuyết Hạnh (2012)

  • Phương pháp hệ thống áp dụng vào việc tìm hiểu cấu trúc văn hóa cho thấy cấu trúc hệ thống văn hóa là một chỉnh thể gồm các yếu tố trong mối quan hệ tương tác. Văn hóa nhận thức cũng là một hệ thống với nhiều yếu tố trong quan hệ với nhau như vậy. Điều đó cho thấy đặc trưng bản sắc văn hóa Việt Nam qua văn hóa nhận thức từ nguồn gốc, sự hình thành, quá trình vận động từ nhận thức vũ trụ cho đến nhận thức con người, từ nhận thức không gian đến nhận thức thời gian trong sự đồng nhất bởi yếu tố chung - tư duy nông nghiệp lưỡng phân, lưỡng hợp qua quá trình vận động: Âm dương - Tam tài - Ngũ hành. Tính hệ thống của văn hóa nhận thức Việt nam thể hiện qua mối quan hệ biện chứng: đồng nhất - đối lập giữa các yếu tố(các triết lí nhận thức) và quá trình vận động, phát triển của chúng. Phươn...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2018)

  • Trước đòi hỏi của lịch sử và thực tiễn cách mạng, năm 1943, Tổng Bí thư Trường Chinh đã thay mặt cho Trung ương Đảng soạn thảo Đề cương văn hóa Việt Nam. Sự ra đời của Đề cương được đánh giá như ngọn đuốc soi đường, định hướng tư tưởng, nhận thức cho toàn dân ta trong cuộc đấu tranh với nền văn hóa thuộc địa, tiến lên xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới. Một trong những giá trị nổi bật của bản Đề cương lịch sử đề ra ba nguyên tắc, ba tính chất cơ bản của nền văn hóa: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Những nguyên tắc đó đi vào thực tiễn, tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa cách mạng Việt Nam. 75 năm đã đi qua, bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi nhưng nội dung cốt lõi của Đề cương vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên,...

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Minh Phượng (2018)

  • Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" được ban hành thể hiện tầm nhìn chiến lược và tư duy cách mạng của Đảng ta trong thời kì đổi mới việc đánh giá cao, đúng mức, vai trò, sứ mệnh cao cả của văn hóa đối với phát triển kinh tế - chính trị - xã hội và sự hình thành, phát triển nhân cách trí tuệ con người Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Thu Lan (2016)

  • Bài viết viết về văn hóa khoan dung là một trong những nét đặc sắc trong Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh thế giới đầy biến động với nhiều mối quan hệ quốc gia đan xen, tác động qua lại với nhau trên trục lợi ích dân tộc, để giữ nền hòa bình, ổn định cho sự tồn tại và phát triển của ngôi nhà chung thế giới, cần lắm một tinh thần vượt lên đó là: văn hóa khoan dung, văn hóa của tương lai mà loài người đã, đang và sẽ phải cùng nhau xây đắp.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thu Hiền (2015)

  • Giá trị nhận thức của múa rối nước Việt Nam được thể hiện qua nhiều phương diện. Múa rối nước gắn liền với hội làng, cho chúng ta hiểu biết về cuộc sống bình dị ở làng quê vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với những sinh hoạt văn hóa đặc sắc. Múa rối nước thể hiện khát vọng của con người vươn tới ấm no, hạnh phúc. Trong múa rối nước còn ẩn sâu một triết lý về sự cân bằng âm dương, ngũ hành của văn hóa phương Đông. Múa rối nước còn thể hiện sinh động tính cộng đồng - một đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam.