Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 66 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Mai Quyên (2015)

  • Truyền thuyết địa danh gắn với quá trình thiên di và định cư của người Thái từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống Việt Nam. Truyền thuyết gắn liền với những cuộc chiến tranh giành đất và giữ đất của người Thái. Mỗi địa danh là dấu tích của những sự kiện mà người Thái đã đi qua. Đồng thời, những truyền thuyết này ca ngợi những vị thủ lĩnh - những người anh hùng - đã có công mở rộng địa bàn sinh tụ, đem lại sự phát triển, cường thịnh của cộng đồng người Thái ở Việt Nam. Truyền thuyết địa danh đã góp phần khẳng định bản lĩnh tộc người Thái trong lịch sử.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thùy Yên (2015)

  • Ngoại dao văn hóa được hình thành trên cơ sở tương tác giữa hai lĩnh vực văn hóa và ngoại giao. Ngoại giao giữa các quốc gia, ban đầu vẫn không có ý thức văn hóa, song do vai trò của văn hóa ngày càng lớn, tác động ngày càng mạnh mẽ vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, các nhà lãnh đạo đã được nhận ra rằng cần phát triển, duy trì mối quan hệ giữa các quốc gia trên lĩnh vực văn hóa nhằm đạt được những mục tiêu đối ngoại của mình. Do đó ngoại giao văn hóa là một hoạt động đặc thù, trong đó văn hóa vừa là công cụ, vừa là mục tiêu của chính sách đối ngoại của một đất nước.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Đức (2016)

  • Thăng Long - Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn. Từ xưa, nơi đây luôn là nơi buôn bán tấp nập với một mạng lưới chợ dày đặc, vì thế thành thị này còn mang cổ danh là Kẻ Chợ. Ngoài khía cạnh hoạt động kinh tế, chợ còn là nơi thể hiện cả phong tục, tập quán, phản ánh văn hóa giao tiếp, lối sống của người Kinh kỳ. Theo thời gian, chợ ở Hà Nội nay đã thay đổi nhiều và chẳng còn giữ lại được mấy nét xưa, minh chứng cho nét văn hóa đặc sắc của một vùng đất ngàn năm văn hiến.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2015)

  • Vào thời Lê Sơ, những chính sách giáo dục được đưa ra kịp thời, phù hợp với điều kiện xã hội như mở trường, lớp và tổ chức các khoa thi một cách bài bản, lựa chọn và tôn vinh người hiền tài ra giúp nước... Việc tổ chức học và thi một cách hoàn thiện của triều Lê Sơ đã góp phần đào tạo ra một đội ngũ trí thức Nho học và rất nhiều trong số trí thức này đã trở thành các nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dân tộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2015)

  • Bài viết tập trung giới thiệu một số di tích thờ Lý Nam Đế tiêu biểu ở Thái Bình, bước đầu chủ ra đặc điểm, diện mạo và quy mô điện thờ, góp phần làm tròn thêm vị trí, vai trò của ông trong đời sống văn hóa của con người nơi đây.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2016)

  • Bài viết trình bày nội hàm và cấu trúc của văn hóa, bao gồm hệ tư tưởng giáo dục, hệ thống các thiết chế giáo dục và các hoạt động giáo dục... Theo tác giả, văn hóa giáo dục có những chức năng quan trọng, đó là chức năng nhận thức và chức năng thực tiễn.

  • Article


  • Authors: Trương, Sỹ Tâm; Lê, Hồng Thanh (2020)

  • Khoảng hơn chục năm trở lại đây, du lịch dựa vào cộng đồng bắt đầu xuất hiện và dần phát triển ở Việt Nam, gắn với việc khai thác và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng. Được triển khai từ năm 2012, mô hình du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam được định hướng phát triển theo hướng bền vững, chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Cơ Tu. Trên cơ sở các kết quả điền dã dân tộc học, bài viết phân tích thực trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing; áp dụng khung phân tích SWOT chỉ ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu cũng như một số vấn đề đặt ra đối với du lịch cộng đồng nơi đây.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Giá (2020)

  • Với mục đích hệ thống, nghiên cứu các tác phẩm văn chương viết về biển đảo nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về cảm thức biển đảo trong tác phẩm văn học từ đầu thế kỷ XX đến nay, từ đó hướng tới truyền tải và khơi gợi tình cảm gắn kết, trân quý các giá trị cùng niềm tự hào về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Bài viết phân tích, đánh giá, luận giải một số khía cạnh chủ yếu của cảm thức văn hóa biển đảo trong Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đến nay nhìn từ diễn trình và nhìn từ giá trị, biểu tượng văn hóa. Tiếp cận vấn đề từ diễn trình lịch sử văn học, với hệ quy chiếu là các giá trị văn hóa được biểu hiện và kết tinh trong/qua tác phẩm thơ văn, chúng tôi cho rằng biển/đảo đã trở thành biểu tượng có tính khái quát, về cơ bản biểu đạt 4 bình diện ý nghĩa: kh...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2020)

  • Công chúng nghệ thuật là những cá nhân, nhóm xã hội hoặc cộng đồng những người thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật. Họ thường được chia thành nhiều nhóm, theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, trình độ học vấn, vùng/miền, khả năng kinh tế… Công chúng là cái đích để tác giả hướng tới mà sáng tạo, là người quyết định sự tồn vong của tác phẩm nghệ thuật, thậm chí cả sự tồn vong của tác giả với tư cách nghệ sĩ. Tuy nhiên, chỉ bộ phận công chúng nào chi tiền để thưởng thức nghệ thuật thì mới có tác động định hướng phát triển nghệ thuật. Hiện nay ở Việt Nam, bộ phận công chúng chi phối thị trường nghệ thuật là nhóm những người trẻ, có trình độ học vấn THPT hoặc đại học, là công chức nhà nước hoặc chưa đi làm, và có mức sống trung bình. Tuy nhiên, năng lực cảm thụ nghệ thuật của nh...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Trang (2020)

  • Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra nhiều cơ hội cho các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc trên nhiều phương diện, đồng thời cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức. Nếu không được chú trọng đầu tư phát triển và có giải pháp phù hợp, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực và quốc tế. Bài viết tập trung phân tích thực trạng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp văn hóa trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó, bước đầu gợi ra những giải pháp phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong tương lai.