Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 33 (Search time: 0.018 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Kim Loan (2016)

  • Giao lưu văn hóa là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử nhân loại. Mỗi nền văn hóa và mỗi cộng đồng người có thể bị cưỡng bức hoặc chủ động tham gia vào quá trình này theo các cách thức/ phương thức khác nhau. Đây chính là những con đường trong hành trình biến đổi văn hóa của các dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Những con đường này một mặt có thể phá vỡ tính bền vững và ổn định tương đối của văn hóa một dân tộc nhưng mặt khác lại góp phần làm nên sự đa dạng, tiến bộ văn hóa của chính dân tộc đó. Cho đến nay, nhân loại đã trải qua 4 con đường giao lưu văn hóa là: di dân, thương mại, chiến tranh và viễn thông điện tử.

  • Thesis


  • Authors: Đoàn, Tiến Lực (2016)

  • Biểu tượng là loại kí hiệu có giá trị biểu hiện đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật. Loại kí hiệu này được ví như “chiếc xe quan trọng để chuyển tải văn hóa”, như “chìa khóa” để mở những cánh cửa dẫn vào “chốn linh thiêng” của tòa lâu đài nghệ thuật. Dựa trên cơ sở lí thuyết về biểu tượng, bài báo bước đầu khảo sát và đưa ra một số hướng nghĩa biểu trưng của biểu tượng sông trong văn học Việt Nam. Những hướng nghĩa biểu trưng này phần nào thể hiện đời sống văn hóa tinh thần của người Việt cũng như thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ trong việc sử dụng biểu tượng để biểu đạt nghĩa của các tác phẩm văn học.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Hồng Mai (2016)

  • Gia đình học là một thuật ngữ mới xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần đây. Trong nhận thức xã hội và cả trên diễn đàn học thuật, nội hàm của thuật ngữ này chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, có nhiều câu hỏi được đặt ra: Đây là ngành khoa học mới hay chỉ là một chuyên ngành của xã hội học? Đây là một môn học, một khoa học liên ngành hay chỉ là tên gọi của tổ hợp các khoa học nghiên cứu về gia đình? Bài viết đưa ra bàn luận bước đầu về các vấn đề này.

  • Thesis


  • Authors: Hoàng, Kim Ngọc (2016)

  • Hồ Quý Ly trong tiến trình lịch sử dân tộc là một nhân vật đã và đang gây ra nhiều đánh giá trái chiều. Dưới góc nhìn văn hóa, Hồ Quý Ly đã có nhiều đóng góp tích cực góp phần xây dựng nền văn hóa dân tộc và cải cách, canh tân đất nước. Di sản mà ông để lại cho hậu thế, ngoài hai công trình kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam như thành Nhà Hồ, đàn tế Nam Giao Tây Đô, còn là những tư tưởng văn hóa có tầm ảnh hưởng lớn, vượt khỏi biên giới quốc gia và thời đại lúc bấy giờ.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2016)

  • Những mảng hiện thực được thể hiện trên các tờ báo Phong hóa, Ngày nay về đề tài nông thôn Việt Nam 1930 - 1940 chủ yếu là những tệ nạn xã hội nhức nhối, hủ tục lạc hậu đang bao trùm lên làng xóm thôn quê. Các cây bút sắc nhọn của Tự Lực Văn Đoàn như Nhất Linh, Việt Sinh, Tường Bách, Thế Lữ, Khái Hưng...đã đào xới thêm những vấn đề mới, để nhận thức thêm những phương diện mới, lật tung cái mặt đầy ung nhọt của một cơ thể đang băng hoại - chế độ nửa phong kiến thời Pháp thuộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2016)

  • Bài viết trình bày nội hàm và cấu trúc của văn hóa, bao gồm hệ tư tưởng giáo dục, hệ thống các thiết chế giáo dục và các hoạt động giáo dục... Theo tác giả, văn hóa giáo dục có những chức năng quan trọng, đó là chức năng nhận thức và chức năng thực tiễn.

  • Article


  • Authors: Nông, Anh Nga (2016)

  • Các nghi lễ trong gia đình của người Tày ở Cao Bằng đáp ứng được nhu cầu tâm linh của đồng bào, dân dã mà sâu sắc, sinh động mà quy củ, đơn giản mà bền vững, là sự tưởng nhớ những người có công việc tạo lập cuộc sống ngày nay trong mỗi gia đình, làng bản. Đây là nét đẹp trong văn hóa của người Tày ở Cao Bằng, rất cần được bảo lưu, gìn giữ.