Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 49 (Search time: 0.051 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2018)

  • Xây dựng thương hiệu quốc gia không còn là câu chuyện mới trên thế giới. Rất nhiều quốc gia đã và đang tiến hành, trong đó nhiều quốc gia xây dựng thành công thông điệp nổi bật, ghi đậm dấu ấn trong nhận thức của người dân toàn cầu. Thương hiệu quốc gia thường được gắn với các thông điệp quốc gia, thương hiệu doanh nghiệp, hình ảnh du lịch quốc tế và các di sane văn hóa các nước. Trong đó, phát huy giá trị của di sản văn hóa đất nước trong hoạt động du lịch là một trong những các thức xây dựng thương hiệu quốc gia và thông điệp quốc gia khá thành công mà du lịch Việt Nam đã làm được, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức hiện đáng chú ý.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Cúc (2018)

  • Di sản văn hóa là tài nguyên để phát triển kinh tế du lịch từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung. Trong bối cảnh hội nhập văn hóa thế giới hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sane văn hóa thế giới ở Việt Nam như Thành nhà Hồ là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với Thanh Hóa mà còn đối với quốc gia. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa bên cạnh những ưu điểm vẫn còn hạn chế. Những giải pháp phát huy giá trị của di sản văn hóa Thành nhà Hồ gắn với phát triển du lịch như xây dựng sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, xây dựng "thương hiệu du lịch" của di sản Thành nhà Hồ ... sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và quảng bá văn hóa của Việt Nam, đặc biệt của tỉnh Thanh Hóa.

  • Other


  • Authors: Lê,Văn Hảo (2018)

  • Trong những năm gần đây, đồng thời với việc phát triển hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam bất đầu quan tâm đến việc phát triển văn hóa nói chung và văn hóa chất lượng nói riêng ở mỗi cơ sở giáo dục. Thông qua Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học 2017 của Bộ GD&ĐT (BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), lần đầu tiên yếu tố "Văn hóa" được chính thức sử dụng để đánh giá chất lượng trường đại học. Trong bài viết, tác giả phân tích yêu cầu của Văn hóa trong Bộ tiêu chuẩn này, giới thiệu một số khái niệm về Văn hóa có liên quan đến trường đại học, từ đó đề xuất một số hoạt động văn hóa trường đại học nên có để có thể giúp nhà trường phát triển bền vững, đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu của ...

  • Other


  • Authors: Phan,Thị Diễm Hương (2018)

  • Bài viết này phân tích và phê bình khái niệm “sáng tạo truyền thống” qua việc xem xét cách thức nghi lễ tế Nam Giao được phục dựng trong Festival Huế với tư cách là một hoạt động du lịch di sản.Trọng tâm của bài viết là chỉ ra những thay đổi của việc phục dựng nghi lễ tế Nam Giao và những ý nghĩa đằng sau sự thay đổi đó. Chính bằng cách này, tác giả chỉ ra cách thức sáng tạo truyền thống từ nghi lễ tế Nam Giao trong Festival Huế

  • Article


  • Authors: Lê Thị Khánh Ly (2018)

  • Thế giới chuyển biến từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, cùng với đó mạng viễn thông và Internet tạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhập văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc, hình thành nên các cộng đồng văn hóa. Bối cảnh này đòi hỏi các dân tộc/quốc gia phải có chiến lược để bảo tồn các nền văn hoá yếu trước nguy cơ đồng hoá của các nền văn hoá mạnh. Trong rất nhiều thành tố của kiến trúc thượng tầng, hệ thống giáo dục có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nền văn hoá dân tộc, tạo cơ sở để giao lưu, hợp tác và duy trì an ninh của mỗi quốc gia, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định của đất nước. Với tư cách là khoa chuyên ngành thứ 8 của trường Đại học Văn hóa Hà Nội - trường đại họ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2018)

  • Cách mạng công nghiệp ( CMCN ) 4.0 tác động toàn diện , sâu rộng và nhanh chóng , trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội , trong đó có giáo dục và đào tạo Nhiều vấn đề đang đặt ra đối với công tác đào tạo , bồi dưỡng cán bộ như : mục tiêu đào tạo , đổi mới phương thức và phương pháp đào tạo , mô hình hoạt động dạy - học trong đào tạo , bồi dưỡng cán bộ , nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ; vai trò và phương pháp giảng dạy của người thầy , nội dung chương trình dạy học ... Trước thực tế đó , bài viết phân tích thực trạng phương pháp dạy - học tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội , nêu một số đổi mớt yêu cầu đặt ra trong hoạt động dạy - học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường .

  • Article


  • Authors: Lê, Khánh Ly (2018)

  • Hệ thống thương cảng miền trung với con đường tơ lụa trên biển vai trò và các mối quan hệ. Hoạt động thương mại và sự hình thành phát triển của cảng thị tiêu biểu.

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Ngọc Thơ (2018)

  • Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu là một tục thờ dân gian của người Hoa Nam được truyền vào đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII - XVIII theo bước chân của lưu dân Hoa Nam. Theo thời gian, tín ngưỡng này bén rễ tại Nam Bộ với 74 miếu thờ ở vùng Tây Nam Bộ và 58 miếu thờ ở Đông Nam Bộ. Với tính cách mở - thoáng và linh hoạt trong tiếp nhận văn hóa trên nền tảng dung hòa đa văn hóa của vùng văn hóa Tây Nam Bộ, người Việt đã chủ động tiếp nhận và thực hành tục thờ Thiên Hậu theo cách riêng của mình. Tìm hiểu bản chất, giá trị của tục thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ, nghiên cứu này đã phát hiện rằng người Việt chỉ tiếp nhận một phần biểu tượng Thiên Hậu chứ không phải toàn bộ hệ thống ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng cũng như tục thờ biểu tượng này

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Văn Bốn (2018)

  • Từ xưa đến nay, chùa Việt ở Khánh Hòa không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, mà nó còn dung hợp với tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống như tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ danh nhân, thờ anh hùng liệt sĩ, Đạo giáo, Nho giáo. Đặc biệt, sự dung hợp tín ngưỡng thờ Mẫu trong chùa Việt ở Khánh Hòa phản ánh truyền thống, thể hiện sắc thái vùng miền và góp phần tạo nên tính đa dạng trong văn hóa Phật giáo Việt Nam