Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 40 (Search time: 0.022 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Kim Loan (2016)

  • Giao lưu văn hóa là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử nhân loại. Mỗi nền văn hóa và mỗi cộng đồng người có thể bị cưỡng bức hoặc chủ động tham gia vào quá trình này theo các cách thức/ phương thức khác nhau. Đây chính là những con đường trong hành trình biến đổi văn hóa của các dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Những con đường này một mặt có thể phá vỡ tính bền vững và ổn định tương đối của văn hóa một dân tộc nhưng mặt khác lại góp phần làm nên sự đa dạng, tiến bộ văn hóa của chính dân tộc đó. Cho đến nay, nhân loại đã trải qua 4 con đường giao lưu văn hóa là: di dân, thương mại, chiến tranh và viễn thông điện tử.

  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2016)

  • Trong văn học, điểm nhìn trần thuật được hiểu một cách khái quát nhất là vị trí, điểm quan sát mà người kể chuyện lựa chọn để kể lại câu chuyện của mình cho người đọc. Vấn đề điểm nhìn đã được xem xét như là một trong những yếu tố quan trọng tạo dựng cấu trúc tác phẩm và xác lập mô hình truyện kể. Trong những tiểu thuyết Việt Nam đương đại tập trung khắc họa cái hài nổi lên hai điểm nhìn trần thuật tiêu biểu, có ý nghĩa là điểm nhìn từ vị trí của người kể chuyện đứng cao hơn thế giới được miêu tả và điểm nhìn của người kể chuyện bình đẳng với thế giới được miêu tả. Vị trí đó nói lên quyền năng của người kể chuyện đối với truyện kể, ảnh hưởng đến việc xây dựng cốt truyện, phương thức kể, ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật.

  • Thesis


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2016)

  • Văn hóa Quan họ là một tổng thể, bao gồm văn hóa cộng đồng và văn hóa cá nhân thể hiện trong đời sống sinh hoạt (phong tục, tín ngưỡng, vui chơi), mang sắc thái riêng của người dân vùng Kinh Bắc xưa. Văn hóa Quan họ bao gồm dân ca Quan họ, tín ngưỡng Quan họ, lễ hội Quan họ, văn hóa ứng xử Quan họ và trang phục Quan họ, trong đó dân ca Quan họ là cốt lõi. Văn hóa Quan họ là một di sản văn hóa quý giá của riêng vùng Kinh Bắc, biểu hiện những quan niệm đẹp đẽ, trong sáng, chất phác của người dân lao động sống trên mảnh đất Kinh Bắc xưa. Tất cả hợp lại thành mảnh đất tốt để dân ca Quan họ ra đời, phát triển và tồn tại cho đến ngày nay.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Đức (2016)

  • Thăng Long - Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn. Từ xa xưa, đây là nơi buôn bán tấp nập với một mạng lưới chợ dày đặc, vì thế thành thị này còn mang cổ danh là Kẻ Chợ. Ngoài khía cạnh hoạt động kinh tế, chợ còn là nơi thể hiện cả phong tục, tập quán, phản ánh văn hóa giao tiếp, lối sống của người Kinh kỳ. Theo thời gian, chợ ở Hà Nội nay đã thay đổi nhiều và chẳng còn giữ lại được mấy nét xưa, minh chứng cho nét văn hóa đặc sắc của một vùng đất ngàn năm văn hiến.

  • Thesis


  • Authors: Uông, Thị Mai Hương (2016)

  • Đình Hoành Sơn là một trong những ngôi đình còn lưu giữ kiểu thức kiến trúc và chạm khắc có giá trị văn hóa và nghệ thuật đặc sắc của thế kỷ XVIII vùng xứ Nghệ. Một trong những mô típ trang trí phổ biến trên kiến trúc ngôi đình này là hình tượng rồng. Mô típ rồng trở thành biểu tượng trang trí chứa đựng nhiều nét chung của nghệ thuật chạm khắc dân gian, từng xuất hiện nhiều trên kiến trúc đình làng Bắc Bộ thế kỷ XVII. Xu hướng dân gian được thể hiện khá rõ qua các bức chạm khắc hình rồng trên kiến trúc đình Hoành Sơn. Hoàn cảnh lịch sử và xã hội đương thời đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của một ngôi đình làng xứ Nghệ còn tồn tại đến ngày nay.

  • Thesis


  • Authors: Đoàn, Tiến Lực (2016)

  • Biểu tượng là loại kí hiệu có giá trị biểu hiện đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật. Loại kí hiệu này được ví như “chiếc xe quan trọng để chuyển tải văn hóa”, như “chìa khóa” để mở những cánh cửa dẫn vào “chốn linh thiêng” của tòa lâu đài nghệ thuật. Dựa trên cơ sở lí thuyết về biểu tượng, bài báo bước đầu khảo sát và đưa ra một số hướng nghĩa biểu trưng của biểu tượng sông trong văn học Việt Nam. Những hướng nghĩa biểu trưng này phần nào thể hiện đời sống văn hóa tinh thần của người Việt cũng như thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ trong việc sử dụng biểu tượng để biểu đạt nghĩa của các tác phẩm văn học.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Hồng Mai (2016)

  • Gia đình học là một thuật ngữ mới xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần đây. Trong nhận thức xã hội và cả trên diễn đàn học thuật, nội hàm của thuật ngữ này chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, có nhiều câu hỏi được đặt ra: Đây là ngành khoa học mới hay chỉ là một chuyên ngành của xã hội học? Đây là một môn học, một khoa học liên ngành hay chỉ là tên gọi của tổ hợp các khoa học nghiên cứu về gia đình? Bài viết đưa ra bàn luận bước đầu về các vấn đề này.

  • Thesis


  • Authors: Ngô, Thị Bích Khuyên (2016)

  • Từ tín ngưỡng thờ vật tổ/ vật thiêng, người Việt đã tôn Trống đồng là thần và thờ phụng - thần Đồng Cổ (trống đồng) và cùng với đó là lễ hội được tổ chức ở những nơi thờ này với mục đích nhắc nhở, răn bảo con người phải hiếu nghĩa trong gia đình, trung thành với nhà vua và giang sơn xã tắc. Vì thế nên lễ hội có tên là Hội thề Đồng Cổ. Trong số những nơi thờ thần Đồng Cổ, đền Đồng Cổ ở Tây Hồ, Hà Nội vẫn lưu giữ, duy trì được những yếu tố từ ban đầu, mặc dù trong lễ hội và thần tích của vị thần được thờ đã bổ sung, dung hợp những lớp văn hóa, tín ngưỡng trong quá trình tồn tại.

  • Thesis


  • Authors: Hoàng, Kim Ngọc (2016)

  • Hồ Quý Ly trong tiến trình lịch sử dân tộc là một nhân vật đã và đang gây ra nhiều đánh giá trái chiều. Dưới góc nhìn văn hóa, Hồ Quý Ly đã có nhiều đóng góp tích cực góp phần xây dựng nền văn hóa dân tộc và cải cách, canh tân đất nước. Di sản mà ông để lại cho hậu thế, ngoài hai công trình kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam như thành Nhà Hồ, đàn tế Nam Giao Tây Đô, còn là những tư tưởng văn hóa có tầm ảnh hưởng lớn, vượt khỏi biên giới quốc gia và thời đại lúc bấy giờ.