Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 11-18 of 18 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Phạm, Quỳnh Phương (2013)

  • Nếu như ở Việt Nam, tên gọi Văn hóa học đã trở nên quen thuộc, thì ngành Nghiên cứu văn hóa (Cultural Studies) của phương Tây vẫn còn ít được biết đến. Bài viết này khái lược sự hình thành của ngành Nghiên cứu văn hóa từ những khởi đầu trong giới học thuật Anh và sau đó được lan truyền, phát triển và biến đổi khắp nơi trên thế giới. Là một lĩnh vực liên ngành, Cultural Studies dựa trên nhiều lý thuyết và phương pháp của các ngành khác, nhưng được làm mới với sự quan tâm đặc biệt đến khía cạnh quyền lực, diễn ngôn, hệ tư tưởng và chính trị của văn hóa.

  • Thesis


  • Authors: Mai, Thị Hạnh (2013)

  • Chủ nghĩa yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc, được phản ánh trên nhiều bình diện khác nhau: tư tưởng, văn học nghệ thuật, âm nhạc... và cả trên bình diện tâm linh. Trong bài viết này, mục đích của chúng tôi là chỉ ra những biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa yêu nước được phản ánh trong Đạo Mẫu thông qua việc tìm hiểu những bài Kinh giáng bút của các Thánh Mẫu (cụ thể là Kinh Đạo Nam). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích, đánh giá những giá trị của Kinh Đạo Nam đối với phong trào ái quốc Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Qua đó,bài viết của chúng tôi góp thêm một tiếng nói trong việc tìm nhận những giá trị độc đáo của Đạo Mẫu.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Mạnh Cương (2013)

  • Có thể nói rằng khái niệm giống như những viên gạch để xây dựng nên tòa lâu đài tri thức của con người về thế giới. Nhận thức của con người là nắm bắt được quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan và vận dụng vào thực tiễn (trên cơ sở tuân theo quy luật) để cải tạo, biến đổi thế giới theo mục đích của mình. Khái niệm trong tư duy chính xác và trong tư duy biện chứng có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Đặc điểm quan trọng nhất của khái niệm trong tư duy biện chứng là sự vận động, biến đổi và nội hàm ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn. Bài viết sẽ nêu lên một số ý kiến về vấn đề này.

  • Thesis


  • Authors: Dương, Đình Minh Sơn (2013)

  • Bài viết nhằm phân biệt các thuật ngữ cồng, chiêng, lệnh, phèng la của người Kinh và chinh, chêng của đồng bào vùng Tây Nguyên. Ở người Kinh cồng làm bằng gỗ mít (như cái mõ), nhưng to như cái cột đình, cao khoảng 1,40m, còn chiêng, lệnh, phèng la đúc bằng đồng; chiêng là loại có núm ở giữa mặt, treo cùng với trống ở đình và nhà thờ họ, còn lệnh không có núm, có gờ gọi là thành có dây treo, mặt bằng như nón thúng quai thao, dùng vào việc công, phèng la giống như cái lệnh nhưng nhỏ hơn dùng trong đám ma.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2013)

  • Làng nghề dệt Hồi Quan xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một làng nghề thủ công truyền thống. Ra đời cùng với các làng nghề dệt khác ở Bắc Ninh, Hồi Quan, hiện nay được xem là một trong những làng nghề phát triển nhất. Trong thời kỳ CNH-HĐH, nghề dệt ở Hồi Quan đã có nhiều biến đổi rõ rệt về mô hình tổ chức sản xuất; về kỹ thuật; về sự đa dạng của sản phẩm làng nghề. Chính những biến đổi đó đã làm cho làng nghề dệt Hồi Quan vẫn tiếp tục phát triển.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2013)

  • Làng nghề dệt Hồi Quan xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một làng nghề thủ công truyền thống. Ra đời cùng với các làng nghề dệt khác ở Bắc Ninh, Hồi Quan, hiện nay được xem là một trong những làng nghề phát triển nhất. Trong thời kỳ CNH-HĐH, nghề dệt ở Hồi Quan đã có nhiều những biến đổi rõ rệt về mô hình tổ chức sản xuất; về kỹ thuật; về sự đa dạng của sản phẩm làng nghề. Chính những biến đổi đó đã làm cho làng nghề dệt Hồi Quan vẫn tiếp tục phát triển.

  • Other


  • Authors: Lê, Anh Tuấn; Nguyễn,Thị Hồng Tâm (2013)

  • Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa tiếp biến văn hóa đối với phát triển du lịch quốc tế, nội hàm của tiếp biến văn hóa thông qua hoạt động du lịch quốc tế và đặc điểm của giới trẻ trong việc tiếp thu văn hóa bê ngoài , bài viết phân tích và làm rõ nhận thức, phản ứng của giói trẻ đối với cấc yếu tố văn hóa của khách du lịch nước ngoài. Bên cạnh đó, bài viết còn ghi nhận sự đánh giá của giới trẻ về sự biến đổi một số yếu tố văn hóa truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là sự biến dổ về hành vi văn hóa của bản thân họ trong bối cảnh phát triển du lịch quốc tế hiện nay

  • Other


  • Authors: Mai,Văn Hai (2013)

  • Bản sắc dân tộc là vấn đề cốt lõi của mọi nền văn hóa. Trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (ban hành ngày 16 tháng 7 năm 1998), một nghị quyết mang tính chiến lược về văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đảng ta đã xác định xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp và hiện đại, đồng thời lại chịu sự tác động của tiến trình toàn cầu hóa, nên trong đời sống hiện thực lại đang nảy sinh không ít các vấn đề về văn hóa -xã hội, làm nhiều người cảm thấy lo lắng. Dựa vào một số căn cứ thực tế trong thời gian gần đây, bài viết mong muốn góp phần giải đáp những lo ngại đó.