Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 49 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Cương (2018)

  • Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động, ảnh hưởng và làm thay đồi các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt đối với văn hóa. Nhận diện bản chất CMCN 4.0 để tiếp cận và có giải pháp phù hợp trước cơ hội và thách thức mà CMCN 4.0 đặt ra là vấn đề cấp bách cần nghiên cứu đối với ngành văn hóa và Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Dương, Hà My (2018)

  • Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra từ những năm 60 của thế kỷ 20 nhưng ảnh hưởng của nó thời điểm này cho thấy quy mô, phạm vi và tính phức tạp trong xã hội không giống với bất cứ những gì mà thế giới đã từng trải qua trước đó. Nó tạo ra những xu thế phát triển khác biệt mới; đặt ra những thách thức, cơ hội chưa từng có ở nhiều lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, lãnh đạo Đảng và Nhà nước thường xuyên có thông điệp yêu cầu thúc đẩy Cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn ... Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tạo điều kiện tốt nhất để triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam. Nền công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu mà Vi...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2018)

  • Triều Lê Sơ kéo dài gần 100 năm ( 1428- 1527 ) và là một vương triều thịnh trị nhất của chế độ phong kiến Việt Nam . Do nhu cầu phát triển đất nước và củng cố chế độ , các vua triều Lê Sơ đã chủ trương thay đổi hệ tư tưởng : đi từ tam giáo đồng nguyên phóng khoáng sang tư tưởng độc tôn Nho giáo , đồng thời đưa ra nhiều chính sách phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài . Nền giáo dục Nho học thời kỳ này được tổ chức một cách bài bản và hoàn thiện trở thành mẫu mực cho các triều đại về sau và có nhiều ảnh hưởng đối với xã hội Đại Việt đường thời như làm thay đổi cấu trúc xã hội , giúp phổ biến giáo lý Nho học về tu thân và rèn luyện đạo đức cá nhân , hay tạo ra đội ngũ trí thức Nho giáo đảm đương nhiều lĩnh vực hoạt động văn hóa xã hội . Bài viết tìm hiểu giá trị văn hóa và những ảnh...

  • Article


  • Authors: Trương, Thúy Mai (2018)

  • Tìm hiểu về sự biến đổi trong lễ cưới của người Hà Nội thông qua việc khảo sát các nghi thức : Lễ chạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón dâu, tổ chức tiệc cưới, thực hiện nghi thức pháp lý, đặc biệt là nhìn nhận về sự xuất hiện của những nghi thức mới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2018)

  • Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay , người thầy không chỉ là những người đóng vai trò chính trong việc truyền thụ tri thức và đạo đức cho học trò , là giường mâu muc đề học trò noi theo mà họ sẽ trở thành “ sứ giả truyền cảm ng ” , “ người đạo diễn của sân khấu học thuật ” khơi gợi , kích thích niềm đam mê nghiên cứu , tìm hiểu của sinh viên đối với từng môn học . Để làm được điều này người thấy cần phải biết " đánh thức trái tim học trò ” bằng tình yêu , sự tận tâm với nghề , khát khao truyền đạt tri thức , phát triển những cảm xúc , thái độ , hành vi tích cực ở người học qua sự tôn trọng , sự tin tưởng , lắng nghe và thấu hiểu , thường xuyên đối mới , áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy khác nhau trong quá trình dạy học và tạo không khí lớp học vui vẻ , thoải mái , ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2018)

  • Bước sang thế kỷ 21 , sự ra đời của công nghệ cao đã giúp các nước phát triển tái công nghiệp hoá , thế giới bước sang kỷ nguyên của xã hội thông tin . Trong bối cảnh đó , nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi quốc gia . Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề của đời sống nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới này trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới . Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của nền giáo dục hiện đại đó là việc đổi mới chương trình đào tạo . Từ việc phân tích các yếu tố tác động đến việc đổi mới chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa ở Việt Nam , bài viết chi ra thực trạng chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa trong một số cơ sở đào tạo...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2018)

  • Trước đòi hỏi của lịch sử và thực tiễn cách mạng, năm 1943, Tổng Bí thư Trường Chinh đã thay mặt cho Trung ương Đảng soạn thảo Đề cương văn hóa Việt Nam. Sự ra đời của Đề cương được đánh giá như ngọn đuốc soi đường, định hướng tư tưởng, nhận thức cho toàn dân ta trong cuộc đấu tranh với nền văn hóa thuộc địa, tiến lên xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới. Một trong những giá trị nổi bật của bản Đề cương lịch sử đề ra ba nguyên tắc, ba tính chất cơ bản của nền văn hóa: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Những nguyên tắc đó đi vào thực tiễn, tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa cách mạng Việt Nam. 75 năm đã đi qua, bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi nhưng nội dung cốt lõi của Đề cương vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên,...

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Minh Phượng (2018)

  • Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" được ban hành thể hiện tầm nhìn chiến lược và tư duy cách mạng của Đảng ta trong thời kì đổi mới việc đánh giá cao, đúng mức, vai trò, sứ mệnh cao cả của văn hóa đối với phát triển kinh tế - chính trị - xã hội và sự hình thành, phát triển nhân cách trí tuệ con người Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.