Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 43 (Search time: 0.022 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Hoàng, Sơn Cường (2017)

  • Văn hóa là một khái niệm có nội hàm và ngoại diên phức tạp. Đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa phản ánh những quan điểm, những trường phái lý thuyết khác nhau. Bài viết này vận dụng một số quẻ trong Kinh Dịch và luận bàn của người xưa để làm rõ hơn thuật ngữ văn hóa thông qua các phương diện: Văn hóa là phát minh, sáng tạo; Văn hóa là “yên lòng dân”; Văn hóa luôn vận động - phát triển; văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế - chính trị. Qua đó khẳng định tính vận động, biện chứng trong nội hàm khái niệm văn hóa.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Mạnh Cương (2017)

  • Toàn cầu hoá là xu thế chủ đạo đang tác động đến mọi quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, bản sắc văn hoá, vị trí địa lý, sắc thái chủng tộc. Bài viết nêu lên vấn đề cấp thiết của văn hóa Việt Nam trong làn sóng toàn cầu hóa, đồng thời cũng đưa ra giải pháp cho vấn đề này: Trang bị kiến thức văn hóa dân tộc và trang bị ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.

  • Thesis


  • Authors: Mai, Thành Chung (2017)

  • Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936) là một trong những nhà báo tự do đầu tiên ở miền Bắc nước ta vào những năm đầu thế kỷ XX. Ông là một trong những học giả tiên phong trong việc vận động phát triển văn hóa, giáo dục để nâng cao tri thức cho người dân, trước hết thông qua báo chí và xuất bản. Một trong những công lao lớn của ông là góp phần quan trọng vào việc quảng bá và hoàn thiện chữ quốc ngữ. Bên cạnh việc phổ biến tri thức mới cho quốc dân, ông cũng không ngừng thông qua báo chí để vận động công cuộc cải cách xã hội nhằm canh tân đất nước, với những trọng tâm như: Đấu tranh bài trừ những thói hư tật xấu; đề xuất vấn đề nữ quyền; kêu gọi đổi mới nhưng cũng chống việc lai căng theo cái mới…

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Thủy (2017)

  • Bình Thuận là vùng đất được sáp nhập vào Đại Việt vào cuối thế kỷ thứ XVII, là địa bàn dừng chân của nhiều lớp lưu dân người Việt từ miền ngoài. Trong quá trình di cư tìm chốn “an cư lạc nghiệp”, mảnh đất Bình Thuận hiền hòa đã lưu dấu nhiều địa danh phản ánh nghề nghiệp, các hình thức mưu sinh của lớp lưu dân này trên bước đường khai hoang lập làng xóm. Đó là các ngành nghề khai thác biển, nghề nông và nghề thủ công, một mặt vừa phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người nhưng mặt khác cũng phản ánh sự thích nghi, tận dụng môi trường tự nhiên để sinh tồn. Lớp địa danh này đã gián tiếp cho thấy sự cần cù, chăm chỉ và đầy sáng tạo của người Việt để chinh phục, chế ngự thiên nhiên trong sự nghiệp mở mang bờ cõi.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Hải Minh (2017)

  • Di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. Kể từ đó tới nay, việc thực hành di sản này có nhiều thay đổi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau ở một số thành tố như: diễn xướng, âm nhạc, trang phục, đồ lễ,… Điều đó đặt ra “bài toán” cho nhà quản lý, nhà nghiên cứu và cộng đồng trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể này.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2017)

  • Cho đến nay, quê hương nhà Lý vẫn là một vấn đề được giới sử học, văn hóa học quan tâm bởi những thông tin vừa mang tính lịch sử vừa có yếu tố huyền thoại. Vấn đề xác định vùng quê sinh ra người sáng lập vương triều Lý vẫn tồn tại những quan điểm khác biệt. Qua các nguồn sử liệu thành văn (các cuốn sách cổ bàn về sông Tiêu Tương và hương Diên Uẩn) và hệ thống di tích lịch sử văn hóa (các di tích gắn với lịch sử vương triều Lý như Đình Bảng, Đền Đô và khu Sơn lăng cấm địa…) có thể khẳng định rằng quê nội Lý Công Uẩn ở làng Dương Lôi (nay là khu phố Dương Lôi, phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn). Tuy nhiên, với vị thế của một triều đại mở đầu nền độc lập tự chủ của dân tộc, vương triều Lý đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới cả một vùng rộng lớn chứ không chỉ riêng một làng; nên nếu có người q...

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Ngôn (2017)

  • Nếu coi văn hóa là tổng thể thì môi trường văn hóa là một phần của tổng thể ấy bao quanh con người trong một không gian và thời gian nhất định. Đời sống văn hóa là sự chiếm lĩnh của con người đối với môi trường văn hóa thông qua các hoạt động cụ thể để từ đó hình thành nhân cách. Mỗi cá nhân có một đời sống văn hóa riêng. Tuy nhiên, đời sống văn hóa cá nhân khi đi theo cùng một xu hướng thì sẽ hình thành đời sống văn hóa cộng đồng. Về cấu trúc tồn tại, đời sống văn hóa có thể được phân chia thành hai cấp độ: Cấu trúc bề mặt là diện mạo của đời sống văn hóa. Cấu trúc bề sâu là bản chất của đời sống văn hóa. Hai cấu trúc này tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Trong mỗi cấu trúc, các thành tố cũng đều có mối quan hệ biện chứng.

  • Article


  • Authors: Trần, Hải Minh (2017)

  • Di sản văn hóa phi vật thể "Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại năm 2016. Kể từ đó đến nay, việc thực hành di sản này có nhiều thay đổi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau ở một số thành tố như: diễn xướng, âm nhạc, trang phục ... Điều đó đặt ra "bài toán" cho nhà quản lý, nhà nghiên cứu và cộng đồng trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể này.