Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 22 (Search time: 0.007 seconds).
Item hits:
  • Other


  • Authors: Trần,Thị Thu Lương (2015)

  • Nhu cầu về mặc nằm trong nhóm nhu cầu bảo đảm sinh tồn của con người và xã hội con người. Mặc là thành tựu văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên ùng với quá trình phát triển xã hội trang phục còn đóng vai trò tín hiệu của nhiều thông điệp về địa vị xã hội, về nghệ nghiệp, về điều kiện kinh tế, thị hiếu thẩm mỹ của người mặc. Vì vậy trong cấu trúc cơ bản của văn hóa tổ chức đời sống vật chất thì mặc là một trong bộ ba (ăn-ở-mặc) biểu hiện sâu sắc đặc trưng văn hóa của chủ thể. Bài báo trình bày những đặc trưng nổi bật của văn hóa mặc thường ngày của cư dân Việt Nam và Hàn Quốc thời kỳ văn hóa truyền thống.

  • Other


  • Authors: Dương,Thị Thanh Mai (2015)

  • Bài viết nghiên cứu thực trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp mình. Qua đó, tạo ra được lợi thế cạnh tranh riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ ngày nay

  • Other


  • Authors: Phạm,Thị Huệ (2015)

  • Thế kỷ XVI - XVIII, vùng đất phương Nam trở thành vùng đất tụ cư của nhiều dân tộc Việt, Hoa, Khmer, Chăm. Quá trình cộng cư lâu đời của các dân tộc đã nảy sinh hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa. Người Việt và văn hóa Việt trở thành nhân tố cơ bản của văn hóa phương Nam. Bởi vì người Việt là chủ thể của các văn hóa, tác động đến các khách thể là văn hóa các dân tộc khác. Sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người ở phương Nam thể hiện qua các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2015)

  • Vào thời Lê Sơ, những chính sách giáo dục được đưa ra kịp thời, phù hợp với điều kiện xã hội như mở trường, lớp và tổ chức các khoa thi một cách bài bản, lựa chọn và tôn vinh người hiền tài ra giúp nước... Việc tổ chức học và thi một cách hoàn thiện của triều Lê Sơ đã góp phần đào tạo ra một đội ngũ trí thức Nho học và rất nhiều trong số trí thức này đã trở thành các nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dân tộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2015)

  • Lý Nam Đế là một bậc anh hùng hào kiệt , người có công đánh đuổi giặc Lương , vị vua khai sinh ra triều đại Tiền Lý và lập nên nhà nước Vạn Xuân vào thế kỷ thứ VI . Hiện nay , ông được thờ phụng ở khá nhiều nơi , trong đó tập trung tại các tỉnh Thái Nguyên , Thái Bình và Hà Nội . Riêng ở Thái Bình , mật độ di tích được phân bố chủ yếu ở huyện Vũ Thư , Thái Thụy , Hưng Hà với sự đa dạng về loại hình và sắc thải tín ngưỡng . Trên cơ sở tư liệu khảo sát , điền dã , bài viết tập trung giới thiệu một số di tích thờ Lý Nam Đế tiêu biểu ở Thái Bình , bước đầu chỉ ra đặc điểm , diện mạo và quy mô điện thờ , góp phần làm rõ thêm Vị trí , vai trò của ông trong văn hóa của người dân nơi đây .

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thu Hiền (2015)

  • Giá trị nhận thức của múa rối nước Việt Nam được thể hiện qua nhiều phương diện. Múa rối nước gắn liền với hội làng, cho chúng ta hiểu biết về cuộc sống bình dị ở làng quê vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với những sinh hoạt văn hóa đặc sắc. Múa rối nước thể hiện khát vọng của con người vươn tới ấm no, hạnh phúc. Trong múa rối nước còn ẩn sâu một triết lý về sự cân bằng âm dương, ngũ hành của văn hóa phương Đông. Múa rối nước còn thể hiện sinh động tính cộng đồng - một đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam.