Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 33 (Search time: 0.011 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Đức (2016)

  • Thăng Long - Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn. Từ xa xưa, đây là nơi buôn bán tấp nập với một mạng lưới chợ dày đặc, vì thế thành thị này còn mang cổ danh là Kẻ Chợ. Ngoài khía cạnh hoạt động kinh tế, chợ còn là nơi thể hiện cả phong tục, tập quán, phản ánh văn hóa giao tiếp, lối sống của người Kinh kỳ. Theo thời gian, chợ ở Hà Nội nay đã thay đổi nhiều và chẳng còn giữ lại được mấy nét xưa, minh chứng cho nét văn hóa đặc sắc của một vùng đất ngàn năm văn hiến.

  • Thesis


  • Authors: Uông, Thị Mai Hương (2016)

  • Đình Hoành Sơn là một trong những ngôi đình còn lưu giữ kiểu thức kiến trúc và chạm khắc có giá trị văn hóa và nghệ thuật đặc sắc của thế kỷ XVIII vùng xứ Nghệ. Một trong những mô típ trang trí phổ biến trên kiến trúc ngôi đình này là hình tượng rồng. Mô típ rồng trở thành biểu tượng trang trí chứa đựng nhiều nét chung của nghệ thuật chạm khắc dân gian, từng xuất hiện nhiều trên kiến trúc đình làng Bắc Bộ thế kỷ XVII. Xu hướng dân gian được thể hiện khá rõ qua các bức chạm khắc hình rồng trên kiến trúc đình Hoành Sơn. Hoàn cảnh lịch sử và xã hội đương thời đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của một ngôi đình làng xứ Nghệ còn tồn tại đến ngày nay.

  • Thesis


  • Authors: Ngô, Thị Bích Khuyên (2016)

  • Từ tín ngưỡng thờ vật tổ/ vật thiêng, người Việt đã tôn Trống đồng là thần và thờ phụng - thần Đồng Cổ (trống đồng) và cùng với đó là lễ hội được tổ chức ở những nơi thờ này với mục đích nhắc nhở, răn bảo con người phải hiếu nghĩa trong gia đình, trung thành với nhà vua và giang sơn xã tắc. Vì thế nên lễ hội có tên là Hội thề Đồng Cổ. Trong số những nơi thờ thần Đồng Cổ, đền Đồng Cổ ở Tây Hồ, Hà Nội vẫn lưu giữ, duy trì được những yếu tố từ ban đầu, mặc dù trong lễ hội và thần tích của vị thần được thờ đã bổ sung, dung hợp những lớp văn hóa, tín ngưỡng trong quá trình tồn tại.

  • Thesis


  • Authors: Đặng, Thị Phong Lan (2016)

  • Kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật kiến trúc điều hòa được mối quan hệ giữa tự nhiên - con người - kiến trúc để tạo nên một môi trường sống hài hòa, có giá trị thẩm mỹ và tinh thần. Chùa Thầy là một công trình tiêu biểu cho vẻ đẹp của kiến trúc cảnh quan thiên nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ. Chùa Thầy có sự hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan, bên cạnh đó còn là sự hòa điệu của một hợp thể không gian Phật Giáo với các tôn giáo và tín ngưỡng bản địa: Đạo Giáo, Nho Giáo, tín ngưỡng thờ Thánh Thần, tín ngưỡng thờ đá núi, nước, tín ngưỡng thờ Tổ nghề. Tuy nhiên, giá trị kiến trúc cảnh quan Phật giáo vẫn là giá trị nổi bật

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Hoài Anh (2016)

  • Các tộc người ở Việt Nam có mối quan hệ lâu đời, sự cố kết là chủ yếu nhưng luôn tiềm ẩn những nguy cơ tổn hại tới mối quan hệ chung của dân tộc. Trong quá trình phát triển, bên cạnh sự hòa hợp còn diễn ra cả quá trình đồng hoá giữa các tộc người. Nguyên nhân của tình trạng này, một phần do lịch sử để lại (chính sách chia để trị của các nhà nước cũ), một phần khác thuộc về thời đại ngày nay (sự phát triển không đồng đều về kinh tế, xã hội giữa các dân tộc; sự bất cập trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước; sự kỳ thị đối với các tộc người thiểu số; sự chia rẽ của các thế lực thù địch; bên cạnh đó, chủ nghĩa dân tộc cực đoan vẫn còn tồn tại). Bài viết đi sâ.u phân tích các biểu hiện cụ thể của tình trạng trên để có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề quan hệ tộc người ở Việt Nam hiện ...

  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Kim Loan (2016)

  • Giao lưu văn hóa là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử nhân loại. Mỗi nền văn hóa và mỗi cộng đồng người có thể bị cưỡng bức hoặc chủ động tham gia vào quá trình này theo các cách thức/ phương thức khác nhau. Đây chính là những con đường trong hành trình biến đổi văn hóa của các dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Những con đường này một mặt có thể phá vỡ tính bền vững và ổn định tương đối của văn hóa một dân tộc nhưng mặt khác lại góp phần làm nên sự đa dạng, tiến bộ văn hóa của chính dân tộc đó. Cho đến nay, nhân loại đã trải qua 4 con đường giao lưu văn hóa là: di dân, thương mại, chiến tranh và viễn thông điện tử.

  • Thesis


  • Authors: Ngô, Thị Bích Khuyên (2016)

  • Từ tín ngưỡng thờ vật tổ/ vật thiêng, người Việt đã tôn Trống đồng là thần và thờ phụng - thần Đồng Cổ (trống đồng) và cùng với đó là lễ hội được tổ chức ở những nơi thờ này với mục đích nhắc nhở, răn bảo con người phải hiếu nghĩa trong gia đình, trung thành với nhà vua và giang sơn xã tắc. Vì thế nên lễ hội có tên là Hội thề Đồng Cổ. Trong số những nơi thờ thần Đồng Cổ, đền Đồng Cổ ở Tây Hồ, Hà Nội vẫn lưu giữ, duy trì được những yếu tố từ ban đầu, mặc dù trong lễ hội và thần tích của vị thần được thờ đã bổ sung, dung hợp những lớp văn hóa, tín ngưỡng trong quá trình tồn tại.

  • Thesis


  • Authors: Hà Chí Cường (2016)

  • Bài viết trình bày khái lược quá trình hình thành khái niệm văn hoá quan họ (VHQH) dưới góc nhìn hệ thống mà Văn hóa học thường nhìn nhận như một hiện tượng văn hóa; góp bàn và đưa ra quan niệm về VHQH như là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần ở địa phương đã sản sinh ra sinh hoạt ca hát quan họ; nêu lên cơ cấu của VHQH gồm hệ thống ý niệm, triết lí sống của người Quan họ, hệ thống giá trị và các chuẩn mực, hệ thống các hình thức biểu hiện, hệ thống các hoạt động mang tính cộng đồng.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Phi Nga (2016)

  • Đất nước Việt Nam trải dài trên hơn 3200 km bờ biển với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ. Biển đảo đem lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, giao thông song cũng là cả một thử thách trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng của đất nước. Trong cuộc sống của nhân dân, biển đảo đóng vai trò rất lớn. Có lẽ bởi từ ngàn đời gắn bó với biển nên trong tâm thức người Việt, biển từ lâu đã trở thành một cái gì rất quen thuộc, thậm chí là một nỗi trăn trở. Đã từ lâu, đề tài về biển đảo đã được nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác như một sự khẳng định về chủ quyền và lãnh thổ, đã tạo nên một cảm thức biển đảo trong lịch sử văn học Việt Nam.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thuyết Nhung (2016)

  • Các hình thức Shaman tuy có khác nhau về diễn trình hành lễ song tựu chung lại, chúng đều có điểm chung là gắn kết hai thế giới siêu nhiên và trần tục lại với nhau; đó là con đường ngắn nhất để đưa con người đến với các vị thần linh, thông qua đó biểu đạt mong ước, nguyện vọng của mình. Trong nghi lễ Then của người Tày - Nùng nói chung, người Tày - Nùng ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng, yêu tố Shaman có mặt ở hầu hết các giai đoạn và thể hiện khá rõ nét.