Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 11-18 of 18 (Search time: 0.033 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2013)

  • Làng nghề dệt Hồi Quan xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một làng nghề thủ công truyền thống. Ra đời cùng với các làng nghề dệt khác ở Bắc Ninh, Hồi Quan, hiện nay được xem là một trong những làng nghề phát triển nhất. Trong thời kỳ CNH-HĐH, nghề dệt ở Hồi Quan đã có nhiều biến đổi rõ rệt về mô hình tổ chức sản xuất; về kỹ thuật; về sự đa dạng của sản phẩm làng nghề. Chính những biến đổi đó đã làm cho làng nghề dệt Hồi Quan vẫn tiếp tục phát triển.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2013)

  • Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và nhanh chóng hoà nhập với các tín ngưỡng bản địa để trở thành một tôn giáo mang sắc thái Việt. Trong quá trình tồn tại, Phật giáo đã để lại vô số dấu ấn vật chất - những ngôi chùa. Một số chùa của người Việt khác với chùa của các quốc gia cùng chịu ảnh hưởng của Phật giáo, khi phối thờ thêm các thần linh trong tín ngưỡng bản địa của mình như các Thần, các Thánh… Điểm đặc biệt của những nhân vật này là thần tích và cuộc đời của họ được tạo ra bởi sự dung hợp của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng, mà trong đó, Phật giáo là yếu tố quan trọng nhất. Điều đó làm nên bản sắc văn hóa của người Việt.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2013)

  • Dàn cồng ba - chiêng năm - trống đôi từ lâu đã trở thành tài sản chung của hai tộc người Chăm H’roi và Bana, gắn bó mật thiết với các lễ hội và nghi lễ truyền thống của họ. Bài viết đề cập đến không gian trình tấu, các bài bản, thang âm và phương thức trình tấu của dàn nhạc này, từ đó khẳng định tính độc đáo của dàn nhạc là kết quả giao lưu văn hóa giữa hai tộc người Chăm H’roi và Bana.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Quỳnh Phương (2013)

  • Nếu như ở Việt Nam, tên gọi Văn hóa học đã trở nên quen thuộc, thì ngành Nghiên cứu văn hóa (Cultural Studies) của phương Tây vẫn còn ít được biết đến. Bài viết này khái lược sự hình thành của ngành Nghiên cứu văn hóa từ những khởi đầu trong giới học thuật Anh và sau đó được lan truyền, phát triển và biến đổi khắp nơi trên thế giới. Là một lĩnh vực liên ngành, Cultural Studies dựa trên nhiều lý thuyết và phương pháp của các ngành khác, nhưng được làm mới với sự quan tâm đặc biệt đến khía cạnh quyền lực, diễn ngôn, hệ tư tưởng và chính trị của văn hóa.

  • Thesis


  • Authors: Trương, Thị Cẩm Vân (2013)

  • Làm đẹp là nhu cầu mang tính tự nhiên của loài người nói chung và của phụ nữ nói riêng. Làm đẹp và quan niệm về làm đẹp là một nét văn hóa đặc trưng của mỗi tộc người, quốc gia hay vùng lãnh thổ. Quan niệm về làm đẹp cũng dần thay đổi theo thời gian và bối cảnh lịch sử để phù hợp. Bài viết này đề cập đến sự thay đổi về quan niệm làm đẹp của phụ nữ Việt từ truyền thống đến hiện đại qua cách tiếp cận nhân học văn hóa nhằm giải mã những thay đổi trong quan niệm đẹp cũng như cách ứng xử của phụ nữ Việt với việc làm đẹp bản thân theo thời gian, trong xã hội hiện nay.

  • Other


  • Authors: Lê, Anh Tuấn; Nguyễn,Thị Hồng Tâm (2013)

  • Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa tiếp biến văn hóa đối với phát triển du lịch quốc tế, nội hàm của tiếp biến văn hóa thông qua hoạt động du lịch quốc tế và đặc điểm của giới trẻ trong việc tiếp thu văn hóa bê ngoài , bài viết phân tích và làm rõ nhận thức, phản ứng của giói trẻ đối với cấc yếu tố văn hóa của khách du lịch nước ngoài. Bên cạnh đó, bài viết còn ghi nhận sự đánh giá của giới trẻ về sự biến đổi một số yếu tố văn hóa truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là sự biến dổ về hành vi văn hóa của bản thân họ trong bối cảnh phát triển du lịch quốc tế hiện nay

  • Other


  • Authors: Mai,Văn Hai (2013)

  • Bản sắc dân tộc là vấn đề cốt lõi của mọi nền văn hóa. Trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (ban hành ngày 16 tháng 7 năm 1998), một nghị quyết mang tính chiến lược về văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đảng ta đã xác định xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp và hiện đại, đồng thời lại chịu sự tác động của tiến trình toàn cầu hóa, nên trong đời sống hiện thực lại đang nảy sinh không ít các vấn đề về văn hóa -xã hội, làm nhiều người cảm thấy lo lắng. Dựa vào một số căn cứ thực tế trong thời gian gần đây, bài viết mong muốn góp phần giải đáp những lo ngại đó.