Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 53 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Từ, Thị Loan (2022)

  • Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ, nhà văn hóa lớn không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà ông còn được biết đến ở nước ngoài. Để một tác giả có thể vươn ra tầm thế giới, cuộc đời và sự nghiệp của họ phải có những giá trị đặc sắc và nổi bật. Trong số các tác gia Việt Nam, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu thuộc hàng các ấn phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất, chỉ xếp sau “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du và “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông cũng được giới Việt Nam học nước ngoài quan tâm tìm hiểu với nhiều bài viết, luận văn, công trình nghiên cứu. Thân thế và sự nghiệp của ông cũng được một số trường đại học lớn đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên. Ba công việc dịch thuật, nghiên cứu và giảng dạy có mối liên hệ mật thiết, cái này là tiền đ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thanh Huyền (2020)

  • Ứng dụng công nghệ số hóa và thực tế ảo đối với di sản văn hóa nhằm mục đích ứng phó với những nguyên nhân tác động đến di sản văn hóa như sự xuống cấp của vật liệu, những tác động tiêu cực của các hiện tượng tự nhiên khách quan, các cuộc xung đột vũ trang và từ chính con người. Ứng dụng công nghệ để tạo ra những bản sao kỹ thuật số, tạo cơ sở dữ liệu với thông tin chi tiết và mang đến những trải nghiệm cho người dùng. Xây dựng dữ liệu di sản số không chỉ hỗ trợ cho quá trình phục dựng và bảo tồn di sản văn hóa, mà còn góp phần quảng bá rộng rãi các giá trị di sản văn hóa Việt Nam ra cộng đồng và thế giới.

  • Book


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành; Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, vấn đề an sinh xã hội ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội và cộng đồng cư dân quan tâm thực hiện, thu được nhiều kết quả trong nhiều năm qua, tác động to lớn, góp phần nâng cao đời sống người dân theo chiều hướng bền vững. Trong số các tôn giáo đang tồn tại ở nước ta, Phật giáo đã và đang có những đóng góp to lớn đối với vấn đề an sinh xã hội. Ngược dòng lịch sử, Phật giáo du nhập và đã trở thành một thành tố quan trọng trong đời sống của cộng đồng cư dân ở các địa phương tại nước ta. Trong suốt tiến trình đó, Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc và có ảnh hưởng mạnh mẽ, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam trong công cuộc dựng nước, giữ nước. Đối với vấn đề an sinh xã hội, với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tri Phương (2020)

  • Di tích quốc gia đặc biệt làng mộ và đền thờ các vua Trần (tên gọi khác là khu di tích lịch sử nhà Trần) thuộc phủ Long Hưng xưa, ngày nay thuộc xã Tiền Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đây là vùng đất có vị thế địa - kinh tế - chính trị - văn hóa đặc biệt quan trọng, gần với nhiều sự kiện lịch sử thời Trần và lịch sử dân tộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư (2020)

  • Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy hiệu quả giá trị của gần 200 công trình kiến trúc ở Ba Vì trong thời gian qua là một tín hiệu tốt cho công tác bảo tồn di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội hướng đến phát triển bền vững

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung; Triệu, Thị Tình (2021)

  • Di sản văn hóa phi vật thể là một nguồn lực vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Di sản văn hóa ở mỗi vùng miền lại có những bản sắc riêng, do đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực và phù hợp với từng địa phương cụ thể. Đối với tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, các giải pháp cần thiết trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, với phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tâm linh của chủ thể văn hóa và đi đôi với việc xây dựng nông thôn mới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2021)

  • Trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân Trà Cổ, ông Đám - một danh xưng gắn với tục nuôi và thi ông Voi trong lễ hội đình Trà Cổ - có vai trò hết sức quan trọng. Bài viết khắc họa chân dung ông Đám trong lễ hội đình Trà Cổ, lý giải tại sao tục lệ này lại duy trì được đến hiện nay, khi Trà Cổ đã trở thành phường và có sự phát triển nhanh chóng, qua đó khẳng định việc tạo dựng và duy trì những thực hành văn hóa truyền thống trong lễ hội chính là cách mà người dân Trà Cổ xác lập nên cột mốc văn hóa và con người nơi biên giới.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Hương Thảo (2021)

  • Tô Hiến Thành là một nhân vật lịch sử nổi tiếng thời Lý. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được ghi chép trong sử sách, truyền thuyết và thần tích. Trên cơ sở tiếp cận tư liệu từ các di tích, truyền thuyết, thần tích liên quan đến Tô Hiến Thành và định vị di tích trên bản đồ, bài viết nhằm làm rõ hơn những đóng góp của Tô Hiến Thành đối với lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như sự nhập thân văn hóa của ông trong đời sống tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2021)

  • Sắc phong là “văn bản pháp lý”cho làng xã thờ thánh thần tại đình, chùa, đền, phủ, miếu, nghè của cộng đồng và nhà thờ họ, gọi chung là di tích. Nguồn tài liệu này trước đây cũng như hiện nay luôn được nhà nước, cộng đồng quan tâm gìn giữ, bảo quản cẩn thận, vì nó vừa được xem là là linh hồn của di tích dưới góc độ tâm linh, vừa là“báu vật”dưới góc độ văn hóa, lịch sử của làng, dòng họ, quốc gia. Năm 1944, sắc phong không còn được tiếp tục duy trì và thực hiện theo nghi thức của thời phong kiến. Bởi vậy, sắc phong có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế nên kẻ gian thường đột nhập vào di tích lấy trộm “báu vật” của làng mang bán cho các nhà sưu tầm đồ cổ ở trong nước và nước ngoài. Bài viết này đưa ra một số định hướng, cách thức quản lý nhà nước và phát huy vai trò của cộng đồng...