Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 113 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2021)

  • Trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân Trà Cổ, ông Đám - một danh xưng gắn với tục nuôi và thi ông Voi trong lễ hội đình Trà Cổ - có vai trò hết sức quan trọng. Bài viết khắc họa chân dung ông Đám trong lễ hội đình Trà Cổ, lý giải tại sao tục lệ này lại duy trì được đến hiện nay, khi Trà Cổ đã trở thành phường và có sự phát triển nhanh chóng, qua đó khẳng định việc tạo dựng và duy trì những thực hành văn hóa truyền thống trong lễ hội chính là cách mà người dân Trà Cổ xác lập nên cột mốc văn hóa và con người nơi biên giới.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Hương Thảo (2021)

  • Tô Hiến Thành là một nhân vật lịch sử nổi tiếng thời Lý. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được ghi chép trong sử sách, truyền thuyết và thần tích. Trên cơ sở tiếp cận tư liệu từ các di tích, truyền thuyết, thần tích liên quan đến Tô Hiến Thành và định vị di tích trên bản đồ, bài viết nhằm làm rõ hơn những đóng góp của Tô Hiến Thành đối với lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như sự nhập thân văn hóa của ông trong đời sống tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2021)

  • Sắc phong là “văn bản pháp lý”cho làng xã thờ thánh thần tại đình, chùa, đền, phủ, miếu, nghè của cộng đồng và nhà thờ họ, gọi chung là di tích. Nguồn tài liệu này trước đây cũng như hiện nay luôn được nhà nước, cộng đồng quan tâm gìn giữ, bảo quản cẩn thận, vì nó vừa được xem là là linh hồn của di tích dưới góc độ tâm linh, vừa là“báu vật”dưới góc độ văn hóa, lịch sử của làng, dòng họ, quốc gia. Năm 1944, sắc phong không còn được tiếp tục duy trì và thực hiện theo nghi thức của thời phong kiến. Bởi vậy, sắc phong có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế nên kẻ gian thường đột nhập vào di tích lấy trộm “báu vật” của làng mang bán cho các nhà sưu tầm đồ cổ ở trong nước và nước ngoài. Bài viết này đưa ra một số định hướng, cách thức quản lý nhà nước và phát huy vai trò của cộng đồng...

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Ngôn (2021)

  • Môi trường văn hóa là khái niệm hẹp hơn khái niệm văn hóa (nó chỉ bao gồm những yếu tố văn hóa liên quan đến con người, được con người nhận thức là cần thiết và trực tiếp cho bản thân mình). Môi trường văn hóa khác với khái niệm đời sống văn hóa ở chỗ nó là tiền đề để hình thành đời sống văn hóa (chỉ khi nào có sự tương tác giữa con người với môi trường văn hóa thì mới tạo ra đời sống văn hoá). Môi trường văn hóa cũng khác với không gian văn hóa (tuy cùng trong một không gian địa lý nhưng môi trường văn hóa vẫn hẹp hơn không gian văn hóa). Cấu trúc của môi trường văn hóa bao gồm các thiết chế văn hóa, các sản phẩm văn hóa tiêu dùng và các yếu tố văn hóa thực hành. Nó mang các đặc trưng: tính cụ thể; tính hữu hạn; tính thường xuyên (lặp lại); và tính chọn lọc.

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên (2022)

  • Biển, đảo là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo trong những năm qua được toàn Đảng, toàn dân quan tâm và thực hiện nhiệm vụ này dưới nhiều hình thức khác nhau. Bảo tàng là thiết chế văn hóa quan trọng, với chức năng của mình đã thực hiện việc nghiên cứu sưu tầm, gìn giữ và phát huy giá trị các tư liệu, hiện vật phản ánh về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Các tư liệu, hiện vật về chủ quyền biển đảo là các di sản văn hóa quý giá - các bằng chứng vật chất cụ thể khẳng định chủ quyền thiêng liêng không thể bị tách dời của đất nước. Thông qua nội dung bài viết sẽ đề cập đến hoạt động cụ thể của một số bảo tàng, đồng thời cũng bước đầu đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc sưu tầm và phát huy giá trị các tư liệu, hiện vật về chủ quyền b...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Tam Khúc chúa, đặc biệt là Khúc Thừa Dụ - người có công lao to lớn đặt ra nền tự chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam - Nền tảng quan trọng cho sự hình thành quốc gia Đại Việt ở những thế kỷ sau này. Sau khi Tam Khúc chúa qua đời, cộng đồng cư dân làng Cúc Bồ đã xây dựng di tích để tôn vinh, tưởng nhớ. Qua thời gian cùng với sự thay đổi của lịch sử dân tộc, công trình thờ tự Tam Khúc chúa bị hủy hoại nên viecj thờ phụng chưa quan tâm đúng mức. Từ năm 20005 đến nay, chính quyền các cấp tỉnh Hải Dương và cộng đồng dân cư làng Cúc Bồ đã có nhiều hoạt động cụ thể để tôn vinh tưởng niệm Tam Khúc chúa như: tổ chức tu bổ, tôn tạo đình làng Cúc Bồ; xây dựng mới ngôi đền thờ và tổ chức các hoạt động đầy ý nghĩa, thể hiện sự tôn vinh Tam Khúc chúa của hậu thế ở làng Cúc Bồ ngày nay

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Bắc Ninh - một vùng đất cổ, xứng danh với câu nói: " Đình Đoài, chùa Bắc, cầu Nam", nơi bảo lưu nhiều những ngôi chùa, tháp cổ có lịch sử hàng ngàn năm. Trong những di tích đó, đồ thờ chiếm vị trí cực kỳ quan trọng, tạo nên chỉnh thể hoàn mỹ trong nội thất công trình cũng như là không gian thiêng, nơi thực hành của đại bộ phận cộng đồng cư dân ở mỗi làng, xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ xưa đến nay. Mỗi ngôi chùa, tháp, tùy thuộc vào quy mô lớn, nhỏ khác nhau của công trình kiến trúc mà số lượng, kích thước, cách bài trí...đồ thờ lại có sự khác nhau. đồ thờ trong di tích chùa, tháp đã tạo ra chỉnh thể vừa thể hiện sự phong phú về tên gọi, số lượng, vừa đa dạng kiểu dáng, kích thước...Do đó, trong các di tích chùa, tháp ở Bắc Ninh có nhiều đồ thờ mang tính phổ biến, đặc trưng hiếm c...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Hiện nay, trong xu thế tự chủ giáo dục, cùng với nền công nghệ thông tin số 4.0 mỗi cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng... thường coi hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất đối với giảng viên là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đây cũng là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản, chiến lược của trường đại học văn hóa Hà Nội, trong đó, việc giảng viên của nhà trường tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những biện pháp quan trọng, bắt buộc và cần thiết. Đây là hoạt động hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội về chất lượng lao động được tuyển dụng. Thực

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Số hóa nói chung và số hóa di sản văn hóa nói riêng, trong đó có số hóa di sản văn hóa đã và đang là nhu cầu tất yếu trong bối cảnh phát triển cồn nghệ thông tin mạnh mẽ như hiện nay. Việc ứng dụng hoạt động này sẽ cho thấy mức độ quản lý, quản trị mang tính hiện đại, chuyên nghiệp và phát huy tính tiện dụng trong xã hội đương đại. Từ luận điểm trên khi đối chiếu vào hoạt động quản lý, khai thác tài liệu về các giá trị văn hóa nói chung, di sản văn hóa tại Quảng Nam nói riêng, vấn còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Tại đơn vị quản lý di sản văn hóa ở tỉnh Quảng Nam, giá trị di sản văn hóa mới chỉ được thực hiện tư liệu hóa ở mức khiêm tốn. Đó là lưu trữ, bảo quản, tư liệu hóa và quảng bá các tư liệu di sản văn hóa thông tin qua thiết bị máy tính, mạng iunternet, trưng bày bảo tàng... ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Đối với bảo tàng học, bảo quản hiện vật là sự gìn giữ hiện vật nguyên vẹn, giữ được toàn bộ đặc điểm và tính chất của hiện vật trước những tác nhân gây hại ở môi trường xung quanh. Do vậy, nhiệm vụ của người làm công tác bảo quản là đề xuất ra những phương pháp, điều kiện để loại trừ nguyên nhân gây ra mất mát và hư hại hiện vật, ngăn chặn được sự mở rộng diện hư hại và chậm lại quá trình trưng bày thì các tác nhân gây hại sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác trwung bày hiện vật bảo tàng.