Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 40 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Đối với bảo tàng học, bảo quản hiện vật là sự gìn giữ hiện vật nguyên vẹn, giữ được toàn bộ đặc điểm và tính chất của hiện vật trước những tác nhân gây hại ở môi trường xung quanh. Do vậy, nhiệm vụ của người làm công tác bảo quản là đề xuất ra những phương pháp, điều kiện để loại trừ nguyên nhân gây ra mất mát và hư hại hiện vật, ngăn chặn được sự mở rộng diện hư hại và chậm lại quá trình trưng bày thì các tác nhân gây hại sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác trwung bày hiện vật bảo tàng.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Ngày nay, môi trường sống đang là vấn đê được toàn xã hội quan tâm, trong đó Phật Giáo với tổ chức của mình cũng đã có những động thái tích cực, , cụ thể để tạo ra cách sống gần gũi với môi trường tự nhiên. Thông qua những chương trình hành động cụ thể, giáo hội phật giáo Việt Nam đã chỉ đạo các tổ chức giáo hội trong cả nước cùng chung tay thực hiện hoạt động có ý nghĩa, ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường bởi những tác động từ phía xã hội và tự nhiên. Những ứng xử của Phật giáo đối với môi trường đã và đang được xã hội quan tâ, chia sẻ và có những phản ứng tích cực, từ đó góp phần quan trọng vào việc động viên tăng ni, phật tử trong giáo hội phật giáo tham gia có hiệu quản vào hoạt động bảo vệ môi trường một cách bền vững.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Bãi đá cổ Sa Pa là một khu di sản văn hóa có giá trị độc đáo về lịch sử, văn hóa, khoa học, là một minh chứng quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển của người Việt cổ. Trong nhiều năm qua, khu di sản bãi đá cổ Sa Pa đã được chính quyền các cấp ở Lào Cai quan tâm triển khai các hoạt động hướng tới việc bảo vệ và phát huy giá trị tiềm ẩn của di sản tròn đời sống đương đại. Tuy nhiên, hoạt động này đã đặt ra một số vấn đề ảnh hưởng tiếp cận, trình bày các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị bãi đá cổ Sa Pa tại Lào Cai hiện nay thông qua các phương diện khác nhau.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành; Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Tây Giang là vùng đất biên viễn, núi cao hiểm trở, dân cư thưa thớt, nơi đây chủ yếu là người dân tộc Cơ Tu cư trú. Họ sống rất phân tán, phần lớn tập trung ven suối trong những khu rừng sâu. Trong quá trình sinh tồn và phát triển, dân tộc Cơ Tu đã xây dựng vun đắp để tạo ra một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng. Trong những năm qua chính quyền các cấp và người dân Cơ Tu đã cùng nhau chung sức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại các bản làng bằng những việc làm thiết thực như phục hồi kiến trúc nhà Gươl, bảo tồn nghề dệt, khôi phục ẩm thực, sưu tầm, biên chép về phong tục, tin ngưỡng. lễ hội, dân ca dân vũ... tiêu biểu như khôi phục, thành lập đội cồng chiêng... Trên cơ sở kho tàng di sản văn hóa và các hoạt động bảo tồn và phát h...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Trong những năm gần đây, hoạt động bảo tồn di sản kiến trúc đang dần bị biến mất và thay thế vào đó là những công trình hiện đại, các công trình kiến trúc cổ dân dụng này chủ yếu tập trung ở vùng lõi của Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại khu phố cổ Hà Nội, các tổ chức và cá nhân đã thực hiện việc cải tạo, cơi nới những ngôi nhà cổ được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX làm cho diện mạo kiến trúc bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, thêm vào đó là việc triển khai các dự án cải tạo công trình Cung thiếu nhi Hà Nội với trên 40 năm tuổi (một điển hình kiến trúc của thời kỳ hiện đại Việt Xô) với một diện mạo hoàn toàn mới khắc hẳn so với trước đây; dự án cải tạo các công trình như: Bách hóa Tổng hợp, khách sạn Phú Gia và dãy nhà thương mại trên phố Lý Thái Tổ (thàn...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Số hóa nói chung và số hóa di sản văn hóa nói riêng, trong đó có số hóa đi sản văn hóa... đã và đang là nhu cầu tất yếu trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Việc ứng dụng hoạt động này sẽ cho thấy mức độ quản lý, quản trị mang tính hiện đại, chuyên nghiệp và phát huy tính tiện dụng trong xã hội đương đại. Từ luận điểm trên khi đối chiếu vào hoạt động quản lý, khai thác tài liệu di sản văn hóa nói chung, đi sản văn hóa tại tỉnh Nghệ An nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Tại đơn vị quản lý di sản văn hóa của tỉnh Nghệ An (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An), các loại hình đi sản văn hóa mới chỉ được thực hiện tư liệu hóa ở mức độ khiêm tốn như: Giữ gìn, bảo quản và tư liệu hóa các nguồn tư liệu di sản thông qua thiết bị như: Máy tính,...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Xây dựng môi trường văn hóa trong lĩnh vực thi đấu thể thao ở nước ta đã và đang được đặt ra trong vài năm gần đây. Trong quá trình tổ chức và quản lý thi dấu đã hình thành các mối quan hệ mang tính tương tác - Cơ sở/nền tảng hình thành môi trường văn hóa đặc thù. Môi trường này cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế đặt ra ở mỗi giải thi đấu thể thao. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng môi trường văn hóa trong lĩnh vực thi đấu thể thao là hoạt động cần phải được triển khai, từ đó có thể chỉ ra những tiêu chí, nội dung cụ thể để tạo bộ công cụ chuẩn mực. Từ đó, cơ quan quản lý của ngành thể thao có thể áp dụng cho các giải thi đấu và góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của thể thao chuyên nghiệp hiện nay.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Khu di chỉ khảo cổ Làng Vạc thuộc thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Di tích khảo cổ này thuộc nền văn hóa Đông Sơn và được phát hiện từ năm 1972 với hàng ngàn hiện vật quỷ của người Việt cổ cách đây hơn 2.000 năm. Với những giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học..., di tích khảo cổ học này đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Từ khi công nhận đến khu di tích nay, khảo cổ học này đã được chính quyền và cộng đồng có những hoạt động cụ thể như bảo vệ không gian cảnh quan và tuyên truyền thông qua các sự kiện... Tuy nhiên, để giới thiệu, quảng bá những giá trị nổi bật của khu di tích khảo cổ làng Vạc thì các bên liên quan (Chính quyền các cấp ở địa phương, ngành văn hóa, cộng đồng cư dân sở tại) nên thực hiện các giải pháp phát huy (trực tiếp và gián tiếp) ...

  • Book


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Phật giáo Nam tông của người Khmer ở vùng Nam bộ đã hình thành, tồn tại và phát triển trong nhiều thế kỷ. Những tư tưởng của Phật giáo Nam tông đã ảnh hưởng mạnh mẽ và có những nét đặc trưng riêng ở những vùng đất có người Khmer sinh tồn. Đến nay, những tư tưởng cao đẹp của Phật giáo Nam tông đã hun đúc thành các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ ấn chứa trong hệ thống di sản văn hóa do các nhà sư và cộng đồng Khmer cùng nhau hun đúc. Trong xã hội đương đại, những giá trị tiêu biểu của hệ thống di sản văn hóa Phật giáo Nam tông cần phải được bảo vệ và phát huy có hiệu quả trong đời sống của cộng đồng Khmer ở vùng đất phương Nam.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Di tích chùa làng Nhân Đạo (hay còn gọi là chùa Khán Đạo) được xây dựng vào đầu thời Nguyễn (thế kỷ XIX), chùa nằm ở địa phận của làng Nhân Đạo (nay là tổ dân phố số 6). Di tích có quy mô nhỏ với bố cục kiến trúc hình chữ “Đinh”, trong nội thất chùa bày trí 21 pho tượng thờ cùng các đồ thờ khác có giá trị. Hiện trong chùa còn lưu giữ được một quả chuông đại có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, mỹ thuật.