Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-8 of 8 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2022)

  • Trong những năm gần đây lĩnh vực quản lý, bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được thể hiện qua đầu tư, phát triển trong lĩnh vực văn hóa nói chung. điều đó cho thấy đời sống của đồng bào các đan tộc thiểu số từng bước được nâng cao ngày càng đổi mới, phát triển, vấn đề bảo tồn trang phục truyền thống được người dân đặc biệt quan tâm. Gần đây Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có ban hành quyết định phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030. Theo đó nhiều giải pháp bảo tồn phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số , trong đó có trang phục truyền thống

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Nghệ An là một trong các tỉnh ở dải đất miền Trung có nhiều nghề, làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời, gắn liền với đời sống của người dân qua nhiều thế hệ. Trong những năm qua, sự tồn tại và phát triển của nghề và làng nghề đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân làm nghề ở Nghệ An. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, các nghề, làng nghề truyền thống ở tinh Nghệ An đã chịu nhiều tác động mạnh mẽ từ thị trường cạnh tranh và đòi hỏi cần phải có những giải pháp hợp lý để duy trì và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống ở nơi trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tri Phương (2022)

  • Bài viết nhận diện nhân tố cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn từ lý thuyết Các bên liên quan. Bài viết tập trung là rõ 3 vấn đề: 1/ Lý thuyết các bên liên quan và vận dụng lý thuyết các bên liên quan trong nghiên cứu bảo tồn quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn; 2/ Vai trò của cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn quần thể đi tích Thương cảng Vân Đồn; 3/ Cộng đồng địa phương với việc phát huy các giá trị quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn trong hoạt động du lịch.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2023)

  • Phước Tích là một ngôi làng cổ bên dòng sông Ô Lâu có nghề làm gốm cách nay hơn 500 năm. Vào thời kỳ hưng thịnh nhất (khoảng thế kỷ XVIII-XIX và những thập niên đầu của thế kỷ XX) sản phẩm gốm sành Phước Tích cung cấp cho thị trường khắp các tỉnh miền Trung. Đến nay, những lò gốm ở Phước Tích không còn đỏ lửa như xưa, số người thực hành nghề gốm cổ truyền chỉ còn vài người. Bài viết khảo sát thực trạng nghề gốm ở làng cổ Phước Tích những năm gần đây, từ đó phân tích và đánh giá những cơ hội phát huy nghề gốm truyền thống lâu đời gắn với phát triển du lịch di sản.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tri Phương (2022)

  • Đan phượng là mảnh đất nằm ở cửa ngõ của kinh thành Thăng Long xưa, được biết đến là một vùng đất "địa linh nhân kiệt", một địa bàn chiến lược quan trọng trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Theo số lượng tính đến năm 2022 trên toàn huyện Đan Phượng có tổng số 155 di tích, gồm 40 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 33 di tích xếp hạng cấp Thành phố, 74 di tích chưa xếp hạng. Đây là một gia tài lớn lao và vô giá mà các thế hệ đi trước đã để lại cho thế hệ hôm nay. Xuất phát từ vấn đề này, bài viết đề cập đến nội dung nghiên cứu: Khái quát về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Đan phượng; Thực trạng nguồn nhân lực và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tồn di tích ở huyện Đan Phượng.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản (2023)

  • Bài viết trình bày về những vấn đề chung về nhân lực quản lý di sản văn hóa. Trong bài viết, tác giả nêu các nội dung chính bao gồm: Khái quát chung về nguồn nhân lực; Nguồn nhân lực văn hóa và nhân lực quản lý di sản văn hóa; Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Cập nhật khung kiến thức theo nhu cầu thực tế.

  • previous
  • 1
  • next