Search

Refine By:

Search Results

Results 311-320 of 374 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn; Vũ, Huy Sơn (2023)

  • Nguồn nhân lực di sản văn hóa nói chung và nguồn nhân lực tại một địa điểm văn hóa nói riêng, trường hợp tị Ban Quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ là một trường hợp điển hình khi đề cập đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Ở đây, nguồn nhân lực được xem là những người tham gia vào việc bảo về , quản lý và phát huy giá trị của không gian Quảng trường và Tượng đài. Nguồn nhân lực ở đây bao gồm các nhà quản lý trực tiếp như người phụ trách Ban Quản lý, nhân viên biên chế, nhân viên hợp đồng vụ việc và các bên liên quan khác đóng vai trò trong việc bảo vệ và phát huy, quảng bá hình ảnh của không gian quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ tại thành phố Vinh , tỉnh Nghệ An hiện nay. Xuất phát từ vấn đề này, chúng tôi đặt ra các nội dung nghiên cứu về nguồn nhân l...

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên (2022)

  • Thời gian qua, di sản văn hóa (DSVH) dân ca quan họ Bắc Ninh đã được quan tâm, đầu tư để bảo tồn, phát huy giá trị trong cộng đồng. Tuy nhiên, công tác này gặp nhiều tác động, ảnh hưởng từ sự phát triển kinh tế, xã hội, cũng như xu hướng hội nhập. Nhận diện những tác động, ảnh hướng đó để bước đầu giúp cho việc bảo tồn di sản được hợp lý, đồng thời qua đó điều chỉnh mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phù hợp với sự phát triển chung của cộng đồng.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tri Phương (2022)

  • Trong thời kỳ đất nước đổi mới, hội nhập với quốc tế, ngành du lịch đã trở thành ngành mũi nhọn trong "công nghiệp văn hóa". Vai trò của du lịch ngày một quan trọng trong sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Khánh Hòa là một tinh có tiềm năng du lịch to lớn. Trong bài viết, các tác giả đã có nhận xét về hiện trạng du lịch của Khánh Hòa, cái "vốn di sản văn hoa" để phục vụ phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh những mặt nổi trội về du lịch Khánh Hòa, các tác giả còn có nhận xét về một số tồn tại cần được góp ý và có kiên nghị, giải pháp trong lĩnh vực khai thác di sản văn hóa. Đó là chưa có một điểm nhấn về các di sản tập trung ở nơi trưng bày đê du khách trong và ngoài nước thăm Khánh Hòa có thể có hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và lịch sử nơi đây. Cụ thể là chưa có bả...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thu Hằng (2022)

  • Bảo tàng tỉnh, thành phố chiếm một tỉ lệ lớn trong hệ thống bảo tàng ở Việt Nam, đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu của địa phương - một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc. Những năm qua, bảo tàng tỉnh, thành phố cũng chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đặc biệt trên phương diện giao tiếp, phục vụ cộng đồng. Để ứng phó, nhiều bảo tàng đã có những thay đổi linh hoạt để có thể từng bước thích ứng với bối cảnh, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của một thiết chế văn hóa - giáo dục trên địa bàn địa phương. Bài viết này tập trung tìm hiểu, phân tích, đúc rút kinh nghiệm từ hoạt động cụ thể ở một số bảo tàng tỉnh, thành phố, trọng tâm là Bảo tàng tỉnh Nam Định đã tiến hành, mang lại hiệu quả trong việc giáo dục lịch sử, văn...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2019)

  • Trong bối cảnh các lễ hội truyền thống được phục dựng và thực hành sôi nổi ở khắp nơi trên cả nước như hiện nay, vấn đề xác định các chủ thể nào liên quan đến quá trình phục dựng và thực hành lễ hội cũng như họ có vai trò ra sao trong quá trình ấy là vấn đề nghiên cứu thú vị và có khả năng mang đến những đóng góp quan trọng cho việc nhìn nhận và hiểu sâu hơn về bức tranh lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại. Trên cơ sở quan sát và nghiên cứu về các lễ hội truyền thống trong nhiều năm qua, bài viết tìm hiểu vai trò của cộng đồng làng trong quá trình phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống hiện nay để chỉ ra các cách thức và mức độ tham gia khác nhau của cộng đồng làng vào lễ hội mà họ vốn được xem là chủ nhân, từ đó khẳng định lễ hội chỉ thực sự được phục dựng và thực hành...

  • Article


  • Authors: Vũ, Văn Đạt (2019)

  • Lễ hội Công giáo là hoạt động văn hóa - tôn giáo không thể thiếu trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam. Sự kết hợp, giao thoa giữa Công giáo và văn hóa truyền thống dân tộc trong các lễ hội Công giáo được biểu hiện trong các lễ nghi, âm nhạc, trang phục lễ hội, công cụ thờ cúng và trong các trò chơi dân gian. Những dấu ấn văn hóa truyền thống được lưu giữ và thể hiện khá phong phú và đậm nét, từ những chất liệu đơn sơ, bình dị cho tới những nghi lễ cầu kỳ, làm cho các lễ hội Công giáo trở nên một không gian văn hóa gần gũi hơn với người Việt.

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2019)

  • Suốt một thời gian dài, chúng ta đã được tiếp cận với những lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận đa dạng của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực về vấn đề bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống/di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại hoá, toàn cầu hoá hiện nay, trong đó có gắn với sự phát triển kinh tế mang tính quốc tế và đại chúng - du lịch. Du lịch hiện đang là một điểm sáng (mũi nhọn) cho kinh tế Việt Nam; dân chúng tiếp nhận du khách nước ngoài với lòng hiếu khách của văn minh, văn hóa Việt; xã hội đón nhận du lịch trong nhiều sinh hoạt thường nhật một cách thản nhiên, du lịch sẽ gắn bó với tương lai của đất nước, là thước đo chính xác khả năng của Việt Nam trong cách đón nhận những biến đổi lớn từ toàn cầu hóa. Tiếp bàn về vấn đề nhận thức đối với ...

  • Article


  • Authors: Bùi, Hữu Tiến; Đoàn, Văn Luân (2019)

  • Phục dựng, tu sửa hiện vật là vấn đề “nóng” của các bảo tàng, sưu tập tư nhân ở Việt Nam. Việc phục dựng các hiện vật theo đúng phương pháp là rất cần thiết, vừa để tăng độ bền chắc, kéo dài tuổi thọ của hiện vật, vừa làm hiện vật đẹp hơn. Tuy nhiên, việc phục dựng, tu sửa hiện vật tuân thủ quy trình khoa học, đảm bảo các yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật thực sự là một bài toán nan giải đòi hỏi sự đồng bộ trong bộ tam “Triết lý - Kỹ thuật - Nhân lực”, vấn đề hiện đang rất thiếu ở Việt Nam. Bài viết đề cập đến nhu cầu và thực trạng công tác phục dựng hiện vật, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục dựng hiện vật ở Việt Nam. Từ mô hình thử nghiệm phục dựng hiện vật và đào tạo cán bộ về lĩnh vực này ở Bảo tàng Nhân học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia ...

  • Article


  • Authors: Dương, Thị Thùy Vân; Nguyễn, Văn Quảng (2019)

  • Khu vực bên ngoài kinh thành Huế là nơi tọa lạc của nhiều ngôi nhà vườn đặc trưng qua bao đời. Trong đó, hệ thống nhà vườn truyền thống tại phường Thủy Biều, phường Vỹ Dạ và phường Thủy Xuân cạnh trung tâm thành phố đang có những biến đổi nhanh chóng do chịu tác động trực tiếp từ quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Việc nghiên cứu tổng quát và chỉ ra các yếu tố gây nên sự biến đổi không gian nhà vườn truyền thống Huế sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của những ngôi nhà vườn cổ. Dựa trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp khả thi có thể bảo tồn và phát huy giá trị không gian nhà vườn truyền thống ở khu vực này