Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 39 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2021)

  • Trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân Trà Cổ, ông Đám - một danh xưng gắn với tục nuôi và thi ông Voi trong lễ hội đình Trà Cổ - có vai trò hết sức quan trọng. Bài viết khắc họa chân dung ông Đám trong lễ hội đình Trà Cổ, lý giải tại sao tục lệ này lại duy trì được đến hiện nay, khi Trà Cổ đã trở thành phường và có sự phát triển nhanh chóng, qua đó khẳng định việc tạo dựng và duy trì những thực hành văn hóa truyền thống trong lễ hội chính là cách mà người dân Trà Cổ xác lập nên cột mốc văn hóa và con người nơi biên giới

  • Article


  • Authors: Nhất, Xuân (2021)

  • “Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc” là cuốn sách chuyên khảo về lễ hội gắn với vị thánh thuộc hệ Tứ bất tử trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam - Thánh Gióng. Lễ hội Thánh Gióng được tổ chức ở nhiều nơi, nhưng những nét văn hóa đặc sắc nhất gắn với lễ hội Thánh Gióng được thể hiện tại đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm và đền Sóc, huyện Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội. Bằng cách tiếp cận nghiên cứu tổng thể và lý thuyết hệ thống, các tác giả công trình đã góp phần giải mã nét đặc sắc của lễ hội và có thể coi đây là hướng nghiên cứu hữu ích cho các lễ hội cổ truyền khác ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Trần,Bạch Dương (2019)

  • Âm nhạc dân gian Mường hiện còn lưu truyền một thể loại dàn nhạc có tên gọi “Cò ke ôống kháo”. Các thành viên của dàn nhạc này là những người có năng khiếu bẩm sinh, có đam mê nghệ thuật và phải trải qua một quá trình nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng để trở thành nghệ nhân. Cộng đồng Mường kính trọng họ, coi họ là những người tài giỏi, hiểu biết về phong tục tập quán. Nghệ nhân “Cò ke ôống kháo” thuộc tầng lớp tinh hoa trong xã hội Mường, giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn, phát huy và giáo dục truyền thống văn hóa tộc người.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2023)

  • Tín ngưỡng Tứ phủ của người Việt được hình thành lâu dài trong diễn trình lịch sử, gắn với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần làm nên nét đặc trưng cho văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Tuy nhiên, từ sau khi được ghi danh là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, nảy sinh không ít các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát huy tín ngưỡng này. Bài viết này phân tích quan điểm của UNESCO về vai trò của nhà nước và cộng đồng trong bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và việc vận dụng vào chính sách bảo vệ di sản văn hóa của Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi thảo luận các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn quản lý, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa thực hành tín ngưỡng Tứ phủ từ sau khi ghi danh qua các vấn đề: xác định giá trị d...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản (2023)

  • Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, với truyền thống lịch sử hơn nghìn năm văn hiến, Hà Nội có một kho tàng di sản văn hóa đặc sắc, phong phú, đa dạng, với gần 6.000 di tích lịch sử - văn hóa (di sản văn hóa vật thể) và 1.793 di sản phi vật thể. Đó là sự kết tinh bản sắc văn hóa dân tộc, là nguồn tài nguyên vô giá, là nền tảng vững chắc trong quá trình hội nhập và sáng tạo những giá trị văn hóa mới. Với kho tàng di sản vô cùng quý giá này, đòi hỏi Hà Nội phải có nguồn nhân lực quản lý di sản văn hóa đủ mạnh, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng để bảo vệ, khai thác và phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa của Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Hạnh (2023)

  • Hát Xẩm là một thể loại âm nhạc dân gian độc đáo, có lịch sử lâu đời (khoảng từ thế kỷ XIV), được người khiếm thị sử dụng làm nghề kiếm sống nơi bến đò, khu chợ hay góc phố, đường quê… Những người hát Xẩm thường tổ chức thành các phường, hội để truyền nghề, phát triển nghề nghiệp và giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống. Đặc tính phường hội của nghệ thuật Hát Xẩm thể hiện sự liên kết, cách thức tổ chức biểu diễn theo nhóm, hội nhằm duy trì tổ chức phường nghề, cũng như nghề Hát Xẩm truyền thống của cha ông. Bài viết này đề cập đến đặc điểm phường, hội của nghệ thuật Hát Xẩm, đồng thời, phân tích các thuộc tính, hoạt động và sự phân công, liên kết trong tổ chức phường, hội Hát Xẩm ở một số địa phương hiện nay (qua các câu lạc bộ Xẩm ở Hà Nội, Ninh Bình). Từ đó, bài viết gợi...

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2023)

  • Nghề mây tre đan ở nước ta có truyền thống lâu đời, tạo ra nhiều loại sản phẩm có chất lượng và đã có thương hiệu để xuất khẩu, trong đó, phải kể đến những sản phẩm mây tre đan của làng nghề Phú Vinh. Hoạt động của làng nghề đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cũng như không ít làng nghề mây tre đan khác, Phú Vinh đang gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn, công nghệ, quản lý, tổ chức sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để làng nghề này có những định hướng phát triển mới phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ; Lê, Đình Tân (2023)

  • Di sản công nghiệp được nhiều nước trên thế giới xem như một loại di sản văn hóa, tuy nhiên, trong Luật Di sản văn hóa của Việt Nam hiện nay chưa công nhận tính pháp lý của di sản công nghiệp. Do vậy, việc bảo tồn hệ thống di sản công nghiệp gắn với những dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ nghiên cứu về thực trạng di sản công nghiệp ở thành phố Hà Nội đang trong giai đoạn chuyển đổi và di dời, bài viết này đưa ra một số định hướng nhằm bảo tồn và tái sử dụng di sản công nghiệp trong phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố Hà Nội, trong đó, có thể quy hoạch, tái sử dụng di sản công nghiệp theo ba mô hình, bao gồm: 1) Mô hình chuyển đổi các di sản công nghiệp thành Bảo tàng văn hóa công nghiệp; 2) Mô hình bảo tàng di sản công n...

  • Article


  • Authors: Trịnh Thị Năm (2023)

  • Tài liệu lưu trữ là nguồn di sản văn hóa vô giá, chứa đựng những thông tin xác thực về nhiều sự kiện thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Kho tài liệu lưu trữ này không chỉ phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử mà còn có giá trị nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội. Hà Nội là địa phương có nguồn tài liệu lưu trữ phong phú và đa dạng; việc bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống tài liệu lưu trữ ngày càng được quan tâm. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, bài viết phân tích thực trạng phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội, làm rõ những khó khăn, từ đó, đề xuất giải pháp góp phần tăng cường nhận thức cũng như thu hút sự chú ý của người dân và cộng đồng xã hội về giá trị nhiều mặt của các tài liệu lưu trữ, đồng thời,...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Thanh Huyền; Trần, Thị Hồng (2023)

  • Nằm trong vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, Tam Sơn là một làng Quan họ gốc của Bắc Ninh, có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa. Lễ hội truyền thống làng Tam Sơn là một lễ hội độc đáo, chứa đựng những giá trị quan trọng về lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm linh. Lễ hội Tam Sơn không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh phong phú của người dân bởi đặc tính tiêu biểu của “Tam giáo đồng nguyên”, mà còn là một bảo tàng sống động về di sản văn hóa của địa phương. Thông qua việc duy trì tổ chức lễ hội, truyền thống lịch sử và văn hóa của cộng đồng được gìn giữ và lưu truyền qua các thế hệ. Trong những năm gần đây, trước những biến động về kinh tế - xã hội, lễ hội làng Tam Sơn đã có những thay đổi, đáng chú ý là sự mai một của một số yếu tố văn hóa truyền thống vốn là đặc trưng văn hóa củ...