Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 21-26 of 26 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2023)

  • Nghề mây tre đan ở nước ta có truyền thống lâu đời, tạo ra nhiều loại sản phẩm có chất lượng và đã có thương hiệu để xuất khẩu, trong đó, phải kể đến những sản phẩm mây tre đan của làng nghề Phú Vinh. Hoạt động của làng nghề đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cũng như không ít làng nghề mây tre đan khác, Phú Vinh đang gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn, công nghệ, quản lý, tổ chức sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để làng nghề này có những định hướng phát triển mới phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ; Lê, Đình Tân (2023)

  • Di sản công nghiệp được nhiều nước trên thế giới xem như một loại di sản văn hóa, tuy nhiên, trong Luật Di sản văn hóa của Việt Nam hiện nay chưa công nhận tính pháp lý của di sản công nghiệp. Do vậy, việc bảo tồn hệ thống di sản công nghiệp gắn với những dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ nghiên cứu về thực trạng di sản công nghiệp ở thành phố Hà Nội đang trong giai đoạn chuyển đổi và di dời, bài viết này đưa ra một số định hướng nhằm bảo tồn và tái sử dụng di sản công nghiệp trong phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố Hà Nội, trong đó, có thể quy hoạch, tái sử dụng di sản công nghiệp theo ba mô hình, bao gồm: 1) Mô hình chuyển đổi các di sản công nghiệp thành Bảo tàng văn hóa công nghiệp; 2) Mô hình bảo tàng di sản công n...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Hạnh (2023)

  • Hát Xẩm là một thể loại âm nhạc dân gian độc đáo, có lịch sử lâu đời (khoảng từ thế kỷ XIV), được người khiếm thị sử dụng làm nghề kiếm sống nơi bến đò, khu chợ hay góc phố, đường quê… Những người hát Xẩm thường tổ chức thành các phường, hội để truyền nghề, phát triển nghề nghiệp và giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống. Đặc tính phường hội của nghệ thuật Hát Xẩm thể hiện sự liên kết, cách thức tổ chức biểu diễn theo nhóm, hội nhằm duy trì tổ chức phường nghề, cũng như nghề Hát Xẩm truyền thống của cha ông. Bài viết này đề cập đến đặc điểm phường, hội của nghệ thuật Hát Xẩm, đồng thời, phân tích các thuộc tính, hoạt động và sự phân công, liên kết trong tổ chức phường, hội Hát Xẩm ở một số địa phương hiện nay (qua các câu lạc bộ Xẩm ở Hà Nội, Ninh Bình). Từ đó, bài viết gợi...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Thanh Huyền; Trần, Thị Hồng (2023)

  • Nằm trong vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, Tam Sơn là một làng Quan họ gốc của Bắc Ninh, có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa. Lễ hội truyền thống làng Tam Sơn là một lễ hội độc đáo, chứa đựng những giá trị quan trọng về lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm linh. Lễ hội Tam Sơn không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh phong phú của người dân bởi đặc tính tiêu biểu của “Tam giáo đồng nguyên”, mà còn là một bảo tàng sống động về di sản văn hóa của địa phương. Thông qua việc duy trì tổ chức lễ hội, truyền thống lịch sử và văn hóa của cộng đồng được gìn giữ và lưu truyền qua các thế hệ. Trong những năm gần đây, trước những biến động về kinh tế - xã hội, lễ hội làng Tam Sơn đã có những thay đổi, đáng chú ý là sự mai một của một số yếu tố văn hóa truyền thống vốn là đặc trưng văn hóa củ...

  • Article


  • Authors: Vũ, Hồng Thuật (2023)

  • Giấy bản (còn gọi là giấy dó) là loại hình di sản văn hóa dân gian của người Dao đỏ ở Hà Giang. Trải qua vài trăm năm, đồng bào đã gìn giữ, trao truyền, kế tục, phát triển nghề làm giấy thủ công truyền thống ngày càng phát triển. Kỹ thuật làm giấy của người Dao khá phức tạp, nó đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm: từ quy trình khai thác, chế biến nguyên liệu đến kỹ thuật làm giấy đều phái rất lành nghề. Bằng phương pháp tiếp cận nghiên cứu nhân học văn hóa, bài viết khảo tả các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán gắn với nghề làm giấy thủ công và việc sử dụng sản phẩm trong đời sống cộng đồng, từ đó làm cơ sở khoa học nhận diện di sản văn hóa giấy của người Dao đỏ hiện nay

  • Article


  • Authors: Trịnh Thị Năm (2023)

  • Tài liệu lưu trữ là nguồn di sản văn hóa vô giá, chứa đựng những thông tin xác thực về nhiều sự kiện thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Kho tài liệu lưu trữ này không chỉ phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử mà còn có giá trị nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội. Hà Nội là địa phương có nguồn tài liệu lưu trữ phong phú và đa dạng; việc bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống tài liệu lưu trữ ngày càng được quan tâm. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, bài viết phân tích thực trạng phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội, làm rõ những khó khăn, từ đó, đề xuất giải pháp góp phần tăng cường nhận thức cũng như thu hút sự chú ý của người dân và cộng đồng xã hội về giá trị nhiều mặt của các tài liệu lưu trữ, đồng thời,...