Search

Current filters:




Current filters:




Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 29 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim (2020)

  • Sống quần tụ ở vùng cao nguyên, trong tâm thức của người Êđê và các tộc người Tây Nguyên, nước được coi là nguồn sống, là động năng phát triển kinh tế, văn hóa. Tự bao đời, nước là nguồn tài nguyên cơ bản, là tài sản vô giá của người Tây Nguyên. Với người Êđê, việc có được nguồn nước trong mát là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc quyết định thiết lập buôn làng. Từ các chất liệu khai thác trong một số bộ sử thi và luật tục Êđê, bài viết tập trung phân tích vai trò của nước với cuộc sống, hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Người Êđê và các tộc người Tây Nguyên luôn sùng vọng thần Nước (Yang êa) và có cả một hệ thống nghi lễ tôn vinh thần Nước, trong đó lễ cúng bến nước được coi là lễ trọng. Truyền nối qua các thế hệ, người Êđê luôn có ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành; Nguyễn, Văn Tiến (2020)

  • Nguồn nhân lực hay nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố hợp thành nguồn lực, giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi tổ chức, mỗi cơ quan, mỗi đơn vị. Nguồn nhân lực là nguồn lực “nội sinh”. Nguồn lực con người là một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định chất lượng hoạt động của mọi lĩnh vực, trong đó có bảo tàng. Nguồn nhân lực bảo tàng là một bộ phận của nguồn nhân lực xã hội, là một nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước. Do đó, nguồn nhân lực bảo tàng phải đảm bảo các yêu cầu cốt lõi như: thể lực, trí lực và nhân cách, cần nâng cao trình độ chuyên môn cao của nhân viên nghiệp vụ để đáp ứng các nhu cầu đa dạng hóa hoạt động bảo tàng trước những nhu cầu mới hội nhập của đất nước, đặc biệt...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Thương hiệu và xây dựng thương hiệu nói chung là vấn đề được nhiều sự quan tâm từ các tổ chức, cá nhân, trong đó có hoạt động xây dựng thương hiệu điểm đến tại các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam (gọi chung là di sản văn hóa thế giới). Hoạt động xây dựng thương hiệu điểm đến là các di sản văn hóa có vai trò quan trọng đối với các ban liên quan như: Chính quyền địa phương sở hữu điểm đến, cư dân sở tại, khách du lịch, các công ty lữ hành và những thành phần kinh doanh các hoạt động nhờ vào điểm đến tại chính di sản đó... Trong những năm gần đây, tiến trình xây dựng thương hiệu điểm đến cho di sản văn hóa thế giới tại nước ta đã, đang được triển khai một cách mạnh mẽ, đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên trong quá trình triển khai hoạt động này đã nảy sinh nhiều nhân tố t...

  • Article


  • Authors: Lý, Thị Ngọc Dung (2020)

  • Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) từ khi có ý tưởng xây dựng đã xác định sứ mệnh và xu hướng hoạt động là “bảo tàng vì cộng đồng". Bảo tàng đã lựa chọn hiện vật và giới thiệu những câu chuyện đằng sau hiện vật cho chủ thể văn hóa. Song song với hoạt động trưng bày giá trị văn hóa vật chất, Bảo tàng còn thường xuyên khuyến khích và tạo điều kiện cho chủ thể văn hóa trực tiếp giới thiệu những giá trị văn hóa phi vật thể đến công chúng. Đó là việc cộng đồng tự nói về văn hóa của chính mình, mới chủ thể văn hóa đến Bảo tàng với những kinh nghiệm dân gian dựng lại ngôi nhà mang đặc trưng văn hóa của họ, công chúng được thưởng thức chươn trình nghệ thuật hay trải nghiệm các kỹ thuật thủ công truyền thống tại Bảo tàng qua sự thể hiện và hướng dẫn của chính chủ thể văn hóa. Bài viết đán...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự nâng cao về đời sống vật chất, tinh thần, nhu cầu của con người cũng từ đó mà cao hơn. Trong đó, du lịch là một trong những nhu cầu ngày càng trở nên phổ biến, ngành Du lịch cũng từ đó mà phát triển hơn. Từ thực tế hiển nhiên đó, cùng với những đam mê, những mơ ước trở thành hướng dẫn viên du lịch như một nghề nghiệp để phát triển trong tương lai. Hiện nay, số lượng, chất lượng hướng dẫn viên chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường, thực trạng này là một khó khăn của ngành Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Du lịch chất lượng tốt đang là vấn đề đặt ra hiện nay cho các bên liên quan.

  • Article


  • Authors: Bùi, Quang Thanh (2020)

  • Với gần chục nghìn lễ hội truyền thống đã và đang hiện tồn ở hàng vạn làng quê hiện nay, Việt Nam được coi là một trong những nước có sinh hoạt lễ hội dân gian đa dạng và phong phú nhất trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa tích cực đối với đời sống văn hóa cộng đồng đương đại vẫn còn không ít những hạn chế, tiêu cực, từ cung cách vận hành quản lý, tổ chức đến quá trình thực hành lễ hội, dẫn đến những hệ quả đáng tiếc. Trong số đó, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) như một trong những ví dụ điển hình, một điểm “nóng” đang được sự quan tâm của toàn xã hội. Xem xét mô hình quản lý, tổ chức tại di tích - lễ hội truyền thống những năm gần đây (qua trường hợp lễ hội chọi trâu Đồ Sơn), bài viết mong góp thêm tiếng nói của người làm khoa học vào mục tiêu ...

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Giang (2020)

  • Là một địa điểm đặc biệt, chủ yếu được dành để phục vụ cho các hoạt động tôn giáo, không gian thiêng đóng vai trò trọng yếu ở hầu hết các xã hội, đặc biệt trên phương diện cố kết cộng đồng và thực hành văn hóa truyền thống. Bối cảnh phát triển đương đại của Việt Nam chứng kiến một sự thay đổi rõ rệt trong không gian thiêng của các tộc người, trong đó có các nhóm bản địa đang sinh sống ở vùng Tây Nguyên. Trong bốn thập kỷ qua, song song với những biến động to lớn và toàn diện diễn ra trong không gian làng của người Tây Nguyên, không gian thiêng của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột đã trải qua những thay đổi chưa có tiền lệ. Vận dụng các quan điểm lý thuyết về không gian thiêng trong nghiên cứu tôn giáo, dựa trên các tài liệu dân tộc học được tác giả thu thập trong các năm 201...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Tiến; Nguyễn, Thị Kim Thìn (2020)

  • Đình làng là hình ảnh tiêu biểu ở mỗi làng quê Việt Nam. Thời quân chủ chuyên chế, đình làng thực hiện 3 chức năng là: hành chính, tôn giáo và văn hóa. Ngày nay, đình làng chủ yếu thực hiện chức năng tôn giáo (tức là nơi thờ thành hoàng làng). Theo quan niệm của người dân, để bảo vệ an toàn cho khu vực tôn nghiêm, người ta thường đặt ở cửa ra vào nơi thờ cúng những con vật thiêng. Trong vài năm gần đây do thiếu hiểu biết về linh vật, người dân đã đem cúng tiến hoặc tiếp nhận cả những linh vật không thuộc linh vật Việt và còn được gọi là linh vật ngoại lai. Bài viết nhằm xác định linh vật Việt tại các ngôi đình đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên; Nguyễn, Thị Huệ (2020)

  • Bảo tàng ngoài công lập là một loại hình bảo tàng mới xuất hiện ở nước ta từ đầu những năm 2000. Với sự cho phép và hỗ trợ của Nhà nước, cho đến nay đã có gần 40 bảo tàng ngoài công lập ra đời, hoạt động ở nhiều địa phương, qua đó góp phần gìn giữ cũng như giới thiệu đến công chúng nhiều sưu tập hiện vật là các di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc. Với thế mạnh đặc thù, các bảo tàng ngoài công lập cần nâng cao đầu tư hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và nhất là về tổ chức các hoạt động nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần thiết thực vào việc gìn giữ, phát huy các tinh hoa của nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim (2020)

  • Sống quần tụ ở vùng cao nguyên, trong tâm thức của người Êđê và các tộc người Tây Nguyên, nước được coi là nguồn sống, là động năng phát triển kinh tế, văn hóa. Tự bao đời, nước là nguồn tài nguyên cơ bản, là tài sản vô giá của người Tây Nguyên. Với người Êđê, việc có được nguồn nước trong mát là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc quyết định thiết lập buôn làng. Từ các chất liệu khai thác trong một số bộ sử thi và luật tục Êđê, bài viết tập trung phân tích vai trò của nước với cuộc sống, hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Người Êđê và các tộc người Tây Nguyên luôn sùng vọng thần Nước (Yang êa) và có cả một hệ thống nghi lễ tôn vinh thần Nước, trong đó lễ cúng bến nước được coi là lễ trọng. Truyền nối qua các thế hệ, người Êđê luôn có ...