Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 20 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến (2023)

  • Đại dịch Covid-19 bùng phát như một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế nói chung, trong đó du lịch là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tất cả các chỉ số phát triển đều sụt giảm một cách nghiêm trọng: thị trường du lịch quốc tế gần như đóng băng, khách du lịch giảm đáng kể, các cơ sở lưu trú chỉ đạt công suất 10% đến 15%,... điều này dẫn đến các doanh nghiệp lữ hành đóng cửa hàng loạt, nhân lực trong du lịch phải nghỉ việc để tìm ngành nghề khác. Đây có thể coi là giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử phát triển của ngành du lịch. Trong giai đoạn này, thị trường du lịch nội địa đã phần nào “cứu cánh” cho toàn ngành du lịch và qua đó chúng ta nhận thấy một thị trường vô cùng tiềm năng đã bị bỏ qua trong những năm gần đây. Bài viết sẽ tập trung phân tích những xu hướng c...

  • Article


  • Authors: Trần, Bá Duy; Trương, Mai Ngọc (2023)

  • Tiếp cận từ mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), bài viết này phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt phòng khách sạn của thế hệ Z tại Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy, có ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt phòng khách sạn là “hiệu suất kỳ vọng”, “ảnh hưởng xã hội” và “nỗ lực kỳ vọng”. Kết quả của nghiên cứu này là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà phát triển và nhà cung cấp dịch vụ triển khai thành công các ứng dụng đặt phòng khách sạn dựa trên tính tiện dụng, hữu ích.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Phương Anh (2023)

  • Du lịch di sản ẩm thực là một trong những loại hình được khách du lịch ưa chuộng nhất trên thế giới. Bởi loại hình này không chỉ mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm về đồ ăn, thức uống đặc trưng của điểm đến mà còn cung cấp tri thức bản địa, bối cảnh văn hóa của một loại hình di sản được hình thành và bồi tụ từ lâu đời ở địa phương. Bài viết này, thông qua việc tổng hợp kiến giải về khả năng phát triển loại hình du lịch di sản ẩm thực, đánh giá thực trạng khai thác loại hình này tại thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế - xã hội và là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Những kiến giải này là căn cứ cho sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo dựng thương hiệu điểm đến đặc thù cho Hà Nội và góp phần vào sự phát triển hơn nữa theo định hướng bền vững của du lịch thủ đô...

  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2023)

  • Hiện nay, sự phát triển của kinh tế du lịch phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, trong đó có kinh tế du lịch. Bên cạnh đó, phát triển Du lịch thông minh là một xu thế tất yếu của Du lịch Việt Nam. Muốn phát triển Du lịch thông minh đòi hỏi nguồn nhân lực du lịch phải đáp ứng các yêu cầu về hiểu biết rộng, kiến thức nghề vững, kỹ năng làm việc thuần thục, ngoại ngữ giỏi, ý thức trách nhiệm và kỷ luật cao, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, có sức khỏe tốt và sự năng động sáng tạo với đam mê nghề du lịch… Tất cả những yêu cầu đó đối với nguồn nhân lực du lịch sẽ trở thành yếu tố quyết định sự phát triển b...

  • Article


  • Authors: Lê, Đình Tiến (2023)

  • Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng mô hình và giả thuyết đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách du lịch nói tiếng Pháp với điểm đến Hà Nội. Với phương pháp nghiên cứu quan sát - điền dã và định lượng, bài viết chỉ ra bốn nhóm yếu tố chính tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nói tiếng Pháp với điểm đến Hà Nội gồm: tính bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường, bền vững về văn hóa - xã hội, bền vững về pháp luật. Kết quả cho thấy, khách du lịch nói tiếng Pháp hài lòng về điểm đến Hà Nội, trong đó, yếu tố tính bền vững về văn hóa - xã hội của điểm đến đem lại sự hài lòng cao nhất cho du khách và yếu tố về môi trường tại điểm đến đem lại ít sự hài lòng cho khách du lịch.

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thúy (2023)

  • Hành trình 30 năm qua, Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã khẳng định được vị thế trong thị trường đào tạo nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam. Bước sang giai đoạn phát triển mới với những vận hội đang chờ đón, tập thể lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của Khoa Du lịch quyết tâm, nỗ lực đưa Khoa Du lịch phát triển bền vững và toàn diện theo hướng sáng tạo và hội nhập, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển đất nước.

  • Article


  • Authors: Lê, Tuấn Anh (2023)

  • Dữ liệu lớn là khái niệm phổ biến trong thời đại số, xuất hiện trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khái niệm này phổ biến trong mọi ngành nghề có ứng dụng công nghệ số, trong đó có ngành du lịch. Trước đại dịch Covid-19, du lịch là một trong những ngành có mức tăng trưởng rất mạnh với số lượng khách du lịch tăng liên tục trong nhiều năm trên phạm vi toàn cầu. Do đó, lượng dữ liệu mà ngành du lịch tạo ra là rất lớn. Dữ liệu lớn cung cấp một lượng thông tin khổng lồ về tất cả các lĩnh vực hoạt động trong ngành du lịch như thông tin về sản phẩm, dịch vụ của điểm đến, thông tin về sự di chuyển hay việc tiêu dùng của khách du lịch. Thu thập và xử lý được các thông tin này sẽ cho phép các doanh nghiệp cũng như các tổ chức quản lý điểm đến hiểu rõ được thực trạng...

  • Article


  • Authors: Ma, Thị Quỳnh Hương (2023)

  • Trong nền kinh tế tri thức, quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. Du lịch là ngành nghề có tốc độ tăng trưởng nhanh, khách hàng đa dạng, phức tạp, đến từ nhiều vùng miền, quốc gia, khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống. Do đó, bên cạnh việc truyền thông quảng bá du lịch, thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả để thu hút du khách, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng khâu thu thập và quản lý hệ thống thông tin khách hàng. Đây là nền tảng để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp du lịch như tiếp cận khách hàng tiềm năng, tiếp thị chào bán sản phẩm dịch vụ du lịch, chăm sóc khách hàng, tối đa hóa trải ngh...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương (2023)

  • Du lịch Việt nam đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây. lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng trưởng mạnh kéo theo đó đòi hỏi phải tăng thêm nguồn nhân lực để để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, trong đó có đội ngũ hướng dẫn viên. bài viết đặt ra vấn đề nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nghiệp vụ ướng dẫn viên, số liệu thống kê số lượng hướng dẫn viên tính đến tháng 5 năm 2020 được cung cấp. Trong bài viết tác giả đề cập đến những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý, hướng dẫn, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hướng dẫn tại Việt Nam

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Ngọc Linh; Nguyễn, Văn Thắng (2023)

  • Bài viết nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở áp dụng tiêu chí tăng trưởng xanh tại vùng đòng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, hình thức du lịch này rất phổ biến, đặc biệt là những vùng có dồng bào dân tộc thiểu số có nền kinh tế khó khăn. Việc phát triển du lịch cộng đồng dựa trên định hướng các tiêu chí tăng trưởng xanh như: sử dụng năng lượng hiệu quả, môi trường, chất lượng môi trường sống, cơ hội kinh tế và sự phù hợp của chính sách, bối cảnh kinh tế- xã hội đặc điểm của tăng trưởng. Những tiêu chí này được coi là giải pháp du lịch cộng đồng tại Hòa Bình , các tác giả nhấn mạnh tính hiệu quả bền vững của loại hình du lịch này vì mục đích tăng trưởng xanh của khu vực