Search

Refine By:

Search Results

Results 231-240 of 283 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến (2023)

  • Đại dịch Covid-19 bùng phát như một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế nói chung, trong đó du lịch là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tất cả các chỉ số phát triển đều sụt giảm một cách nghiêm trọng: thị trường du lịch quốc tế gần như đóng băng, khách du lịch giảm đáng kể, các cơ sở lưu trú chỉ đạt công suất 10% đến 15%,... điều này dẫn đến các doanh nghiệp lữ hành đóng cửa hàng loạt, nhân lực trong du lịch phải nghỉ việc để tìm ngành nghề khác. Đây có thể coi là giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử phát triển của ngành du lịch. Trong giai đoạn này, thị trường du lịch nội địa đã phần nào “cứu cánh” cho toàn ngành du lịch và qua đó chúng ta nhận thấy một thị trường vô cùng tiềm năng đã bị bỏ qua trong những năm gần đây. Bài viết sẽ tập trung phân tích những xu hướng c...

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Phương Anh (2023)

  • Du lịch di sản ẩm thực là một trong những loại hình được khách du lịch ưa chuộng nhất trên thế giới. Bởi loại hình này không chỉ mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm về đồ ăn, thức uống đặc trưng của điểm đến mà còn cung cấp tri thức bản địa, bối cảnh văn hóa của một loại hình di sản được hình thành và bồi tụ từ lâu đời ở địa phương. Bài viết này, thông qua việc tổng hợp kiến giải về khả năng phát triển loại hình du lịch di sản ẩm thực, đánh giá thực trạng khai thác loại hình này tại thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế - xã hội và là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Những kiến giải này là căn cứ cho sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo dựng thương hiệu điểm đến đặc thù cho Hà Nội và góp phần vào sự phát triển hơn nữa theo định hướng bền vững của du lịch thủ đô...

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thúy (2023)

  • Hành trình 30 năm qua, Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã khẳng định được vị thế trong thị trường đào tạo nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam. Bước sang giai đoạn phát triển mới với những vận hội đang chờ đón, tập thể lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của Khoa Du lịch quyết tâm, nỗ lực đưa Khoa Du lịch phát triển bền vững và toàn diện theo hướng sáng tạo và hội nhập, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển đất nước.

  • Article


  • Authors: Trần, Bá Duy; Trương, Mai Ngọc (2023)

  • Tiếp cận từ mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), bài viết này phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt phòng khách sạn của thế hệ Z tại Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy, có ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt phòng khách sạn là “hiệu suất kỳ vọng”, “ảnh hưởng xã hội” và “nỗ lực kỳ vọng”. Kết quả của nghiên cứu này là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà phát triển và nhà cung cấp dịch vụ triển khai thành công các ứng dụng đặt phòng khách sạn dựa trên tính tiện dụng, hữu ích.

  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2023)

  • Hiện nay, sự phát triển của kinh tế du lịch phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, trong đó có kinh tế du lịch. Bên cạnh đó, phát triển Du lịch thông minh là một xu thế tất yếu của Du lịch Việt Nam. Muốn phát triển Du lịch thông minh đòi hỏi nguồn nhân lực du lịch phải đáp ứng các yêu cầu về hiểu biết rộng, kiến thức nghề vững, kỹ năng làm việc thuần thục, ngoại ngữ giỏi, ý thức trách nhiệm và kỷ luật cao, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, có sức khỏe tốt và sự năng động sáng tạo với đam mê nghề du lịch… Tất cả những yêu cầu đó đối với nguồn nhân lực du lịch sẽ trở thành yếu tố quyết định sự phát triển b...

  • Article


  • Authors: Lê, Đình Tiến (2023)

  • Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng mô hình và giả thuyết đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách du lịch nói tiếng Pháp với điểm đến Hà Nội. Với phương pháp nghiên cứu quan sát - điền dã và định lượng, bài viết chỉ ra bốn nhóm yếu tố chính tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nói tiếng Pháp với điểm đến Hà Nội gồm: tính bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường, bền vững về văn hóa - xã hội, bền vững về pháp luật. Kết quả cho thấy, khách du lịch nói tiếng Pháp hài lòng về điểm đến Hà Nội, trong đó, yếu tố tính bền vững về văn hóa - xã hội của điểm đến đem lại sự hài lòng cao nhất cho du khách và yếu tố về môi trường tại điểm đến đem lại ít sự hài lòng cho khách du lịch.

  • Article


  • Authors: Vũ, Văn Đạt (2023)

  • Du lịch tâm linh là hình thức đặc biệt của du lịch văn hóa, dựa trên việc khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch. Vùng Tây Nam Bộ có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh, thể hiện ở bề dày văn hóa truyền thống,tôn giáo , tín ngưỡng, cùng sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo, lễ hội dân gian. Những năm qua, du lịch tâm linh vùng Tây nam Bộ tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp quan trong cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương. Tuy nhiên , sự phát triển ồ ạt của du lịch trong những năm gần đây cũng đặt ra nhiều vấn đè vè phát triển bền vững, tiêu biểu như: việc xây dựng trái phép công trình tâm linh để trục lợi; sản phẩm du lịch còn thô sơ, chưa mang tính chiều sâu; các hoạt động tuyên truyền, q...

  • Article


  • Authors: Ma, Thị Quỳnh Hương (2023)

  • Trong nền kinh tế tri thức, quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. Du lịch là ngành nghề có tốc độ tăng trưởng nhanh, khách hàng đa dạng, phức tạp, đến từ nhiều vùng miền, quốc gia, khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống. Do đó, bên cạnh việc truyền thông quảng bá du lịch, thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả để thu hút du khách, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng khâu thu thập và quản lý hệ thống thông tin khách hàng. Đây là nền tảng để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp du lịch như tiếp cận khách hàng tiềm năng, tiếp thị chào bán sản phẩm dịch vụ du lịch, chăm sóc khách hàng, tối đa hóa trải ngh...

  • Article


  • Authors: Lê, Tuấn Anh (2023)

  • Dữ liệu lớn là khái niệm phổ biến trong thời đại số, xuất hiện trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khái niệm này phổ biến trong mọi ngành nghề có ứng dụng công nghệ số, trong đó có ngành du lịch. Trước đại dịch Covid-19, du lịch là một trong những ngành có mức tăng trưởng rất mạnh với số lượng khách du lịch tăng liên tục trong nhiều năm trên phạm vi toàn cầu. Do đó, lượng dữ liệu mà ngành du lịch tạo ra là rất lớn. Dữ liệu lớn cung cấp một lượng thông tin khổng lồ về tất cả các lĩnh vực hoạt động trong ngành du lịch như thông tin về sản phẩm, dịch vụ của điểm đến, thông tin về sự di chuyển hay việc tiêu dùng của khách du lịch. Thu thập và xử lý được các thông tin này sẽ cho phép các doanh nghiệp cũng như các tổ chức quản lý điểm đến hiểu rõ được thực trạng...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2023)

  • Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, nó có đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các quốc gia tiến hành các biện pháp hạn chế đi lại hoặc đóng cửa biên giới, điều dó đã làm cho nagnhf du lịch thế giới cũng như ở Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các hoạt động du lịch, nhất là du lịch quốc tế gần như bị tê liệt. Thông qua những tác động của đại dịch, du lịch Việt Nam đã bộc lộ những điểm hạn chế yếu kém. Từ việc tham khảo các tài liệu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kết quả khảo sát điền dã của tác giả, bản tham luận đi vào khái quát những tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt nam tr...