Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 12 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Huy Chương (2019)

  • Phân tích vai trò, lợi ích của thư viện số đối với xã hội trong kỷ nguyên thông tin số, đặc biệt đối với hoạt động đào tạo từ xa. Phân tích về chức năng, dịch vụ và nguyên tắc cơ bản của thư viện số. Đề xuất một số nội dung trong chính sách phát triển thư viện số.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Huy Chương (2019)

  • Chất lượng dịch vụ thông tin - thư viện phản ánh chất lượng, hiệu quả của toàn bộ chu trình thông tin - thư viện. Trong xã hội hiện nay, trước nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin, trước sự phát triển bùng nổ của công nghệ, việc cung cấp các dịch vụ thông tin - thư viện đứng trước nhiều thách thức song thời cơ rất lớn. Cán bộ thư viện cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện tư duy và hành động trên cơ sở tích cực, nhanh chóng vận dụng thành tựu của công nghệ cao vào tất cả các khâu công tác mới có thể tạo ra các dịch vụ tốt, thỏa mãn tối đa người dùng tin.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ngọc Lan; Nguyễn, Thị Lan Hương (2019)

  • Giới thiệu các tính năng của mạng xã hội Facebook với các đặc tính đáp ứng những yêu cầu của hoạt động thông tin thư viện, giúp người cung cấp thông tin và người dùng tin kết nối nhanh chón

  • Article


  • Authors: Vũ, Văn Nhật (2019)

  • Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ tư đã và đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, đồng thời nhiều nước trên thế giới đã và đang bước vào nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực TT-TV đang phát triển và đổi mới. Thư viện truyền thống và thư viện điện tử đang phát triển theo xu hướng độc lập, hội nhập, hòa tan vào nhau hay thống nhất thành một thiết chế xã hội là một vấn đề cần thiết phải được xem xét và nghiên cứu một cách khoa học. Để góp phần làm rõ vấn đề này, bài viết phân tích và khái quát bốn khía cạnh nhìn từ góc độ cụ thể về mối quan hệ giữa thư viện điện tử và thư viện truyền thống: đối tượng phục vụ, lịch sử hình thành và phát triển, chức năng hoạt động và phương pháp xây dựng.

  • Article


  • Authors: Võ, Thị Hải Vân; Trần, Thị Hiền (2019)

  • Trình bày một số nhận định về thư viện số, tài nguyên số và liên thông, liên kết giữa các thư viện. Nêu và đánh giá thực trạng hoạt động, nguồn lực thông tin và xu hướng liên kết, chia sẻ nguồn tài nguyên số của một số Thư viện, Trung tâm thông tin - thư viện các trường Đại học. Đưa ra các giải pháp cụ thể về phương thức liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin cũng như những chính sách tích cực cho hoạt động chia sẻ thông tin giữa các Thư viện Đại học.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Phương Liên (2019)

  • Kỷ nguyên số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đem lại nhiều thách thức không chỉ cho mỗi ngành, lĩnh vực mà còn ảnh hưởng to lớn tới xã hội trong đó có văn hóa đọc. Để xây dựng một xã hội đọc và cao hơn là xã hội học tập, mỗi cá nhân cần tự xây dựng văn hóa đọc trên cơ sở trau dồi thói quen đọc, kỹ năng và sở thích đọc. Bài viết đề cập tới yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới văn hóa đọc của mỗi cá nhân và cộng đồng đặc biệt nhấn mạnh vào những yếu tố mới xuất hiện trong kỷ nguyên số. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị đối với hệ thống thư viện nhằm kích thích, bồi dưỡng và phát triển văn hóa đọc cho người dân.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh (2019)

  • Sự tác động của khoa học công nghệ đang dần làm thay đổi khái niệm về thư viện. Nếu như trước đây, khi nói đến thư viện, chúng ta sẽ liên tưởng đến tòa nhà với những phòng đọc sách rộng, những kho lưu trữ lớn, thành phần chính là các bản sách, báo, tạp chí,... hiện hữu ở dạng vật chất thì ngày nay dường như những điều đó đã không còn phù hợp. Sự tiến bộ về khoa học máy tính, khoa học thông tin và công nghệ lưu trữ điện từ đã làm cho các loại tài liệu tồn tại ở dạng vật chất đang dần bị thay thế bởi một định dạng mới đó là định dạng điện tử. Với định dạng này, các thư viện sẽ không còn cần đến không gian lưu trữ, không cần đến những tòa nhà vôi nữa, thậm chí không cần người dùng tin phải đến thư viện. Họ có thể ngồi bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào vẫn có khai thác được nguồn tài nguyên th...

  • Article


  • Authors: Chu, Vân Khánh (2019)

  • Công nghiệp 4.0 ra đời kéo theo đó là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã hướng tới một cách tiếp cận mới để đạt được những kết quả không thể có được 10 năm trước nhờ những tiến bộ trong công nghệ. Với vai trò là tổ chức trung gian, tạo điều kiện cho sử dụng tiếp cận nhanh chóng đến thông tin và nguồn cấp tin dưới nhiều hình thức, thư viện là một trong những cơ quan cần có sự thay đổi về chất để đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Bài viết giới thiệu một số mô hình thư viện thông minh trên thế giới và vai trò của cán bộ thư viện - những người tổ chức và vận hành, đồng thời đưa ra những yêu cầu và giải pháp đối với cán bộ thư viện Việt Nam để có thể vừa tận dụng được những điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng, vừa đảm bảo bắt kịp xu thế phát triển của nhu cầu thông tin trong kỷ n...