Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 12 (Search time: 0.011 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2021)

  • Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia đều gắn liền với sự mở rộng và phát triển đô thị, trong đó Việt Nam không phải ngoại lệ. Là một trong hai đô thị có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước, thành phố hà Nội nhiều lần thay đổi địa giới hành chính để phù hợp với quy hoạch phát triển Thủ đô theo từng giai đoạn. Dưới tác động của đô thị hóa, diên mạo thôn, xã người Dao thay đổi theo hướng khang trang, hiện đại. Cùng với đời sống kinh tế được nâng cao là những biến đổi mạnh mẽ trong văn hóa truyền thống theo hướng hòa nhập với văn hóa của người Kinh trong vùng và theo xu thế văn hóa độ thị hiện đại.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có các loại hình diễn xướng, trò chơi dân gian thì cộng động có vai trò quyết định, nhưng hơn hết là vai trò trung tâm của những "báu vật nhân văn sống " đang nắm giữ, thực hành, sáng tạo, trao truyền những giá trị văn hóa vô giá của cộng đồng. Để phát huy hiệu quả vai trò và trách nhiệm của các nghệ nhân tỏng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thì cần phải khẩn trương điều chỉnh, xây dựng những chính sách phù hợp đối với nghệ nhân, đặc biệt cần có chính sách đặc thù dành cho nghệ nhân người dân tộc thiểu số.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Năm 2008, địa giới của Hà Nội được mở rộng. Từ đó, không gian văn hóa của Thủ đô thêm màu sắc với những giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số là người Dao và người người Mường. Tuy nhiên, tác động của đô thị hóa cũng dẫn đến nguy cơ mai một bản sắc văn hóa của những cộng đồng người này. Trên cơ sở phân tích những biến đổi văn hóa truyền thống của cộng đồng người Dao ở Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, tham luận xin đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đệp của cộng đồng người Dao nơi đây.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2020)

  • Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập mạnh mẽ, văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta đang đứng trước nhiều thách thức trong việc giữ gìn bản sắc, đặc biệt ở thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ được coi là cầu nối để mạch nguồn văn hóa dân tộc chảy trôi giữa quá khứ - hiện tại và tương lai. Nếu thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số quay rùng với truyền thống văn hóa, thì không những truyền thống văn hóa của dân tộc ấy bị đứt gãy, mà nguy cơ mất bản sắc dân tộc là rất lớn. Vì vậy, cần chú trọng giáo dục văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số. Đó là trách nhiệm ' của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xin tập trung khảo sát ở môi trường giáo dục nhà trường, đặc biệt trong hệ thống các trường dân tộc nội trú, bán trú, dự bị đại học. Nơi đây, hầu hết học...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2020)

  • Mục tiêu xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước ta đề ra thực chất là xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh. Vì vậy, đi đôi với nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc, trong đó 53 dân tộc thiểu số hầu hết sinh sống ở vùng nông thôn nơi biên viễn xa xôi của Tổ quốc. Vậy nên, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam nói chung.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là nhà thơ lớn của thế kỷ XIX , mà còn là một nahf tư tưởng, nhà văn hóa kiệt xuất được UNESCO vinh danh là "danh nhân văn hóa thế giới". Dù cuộc đời gặp nhiêu bất hạnh nhưng bằng nghị lực phi thường, tấm lòng tiết nghĩa yêu nước thowng nòi, ông đã trở thành tấm gương sáng cho muôn đời sau về những giá trị đạo đức, nhân cách đáng quý. Đồng thời, thông qua các sáng tác thơ văn, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện nhiều tư tưởng, triết lý sống cao đẹp. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, phẩm cách thanh cao, tấm lòng nhân hậu, sẻ chia với đồng loại, sự hi sinh quên mình vì nghĩa lớn...Đây là những giá trị đạo đức, nhân cách sống vô cùng đán quý và cần thiết đối với việc xây dựng đạo đức, nhân cách con người Việt Nam hiên nay theo tinh thần nghị quyết Trung ương 9 kháo XI ...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Hà Nội- Thủ đô nghìn năm văn hiến của đất nước có nền văn hóa phong phú mang đậm dấu ấn lịch sử và tinh hoa văn hóa dân tộc. Năm 2008, địa giới của Hà Nội được điều chỉnh mở rộng. Từ đó, không gian văn hóa của Thủ đô thêm đa sắc với những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng cá dân tộc thiểu số là người Dao và người Mường tập trung sống tại huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Những giá trị văn hóa độc đáo của người Dao và người Mường chính là một trong những nguồn lực văn hóa giúp Hà Nôi đẩy mạnh phát triển du lịch ở khu vực phía tây thành phố. Trong khuôn khổ tham luận này, chúng tôi tập trung nhận diện vốn văn hóa của chủ thể là cộng đồng người Dao và ngươi Mường sinh sống tại huyện Ba Vì, bước đầu đề xuất một số giải pháp để khai thác vốn văn hóa này vào p...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Biến đổi trang phục truyền thống là một thực trạng phổ biến diễn ra ở hầu hết các tộc người ở khắp địa phương trên cả nước . Trước thực trạng đó, vào năm 2013, Vụ Văn hóa Dân tộc của Bộ Văn hóa. Thể thao và du lịch đã tổ chức hội thảo "Gải phấp để bảo tồn , phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay " Tại Hội thảo, tất cả các tham luận(23 tham luận) của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa từ trung ương đến địa phương đã nêu lên một thực trạng về sự biến đổi và mai một của trang phục truyền thống các tộc người ở Việt Nam hiện nay. Đó là sự biến đổi trong quá trình làm ra bộ trang phục truyền thống, biến đổi trong kiểu dáng và cách trang trí trang phục, biến đổi trong quá trình sử dụng trang phục truyền thống, đặc biệt là sự thay đổi trong tâm lý và thị hi...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Vấn đề thứ nhất: nhận diện về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đó là cuộc cách mạng như thế nào? Có đặc điểm gì?. Để từ đó soi chiếu vào vấn đề thứ hai: cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cơ hội và thách thức gì đối với công tác bảo tồn , phát huy trang phục truyền thống mà ở đây tôi bàn rộng ra đối với cả nghề dệt thêu truyền thống. Cuối cùng là một số ý kiến nhận xét và gợi ý gải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS ở nước ta trong bối cnahr cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay