Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 21-26 of 26 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Book


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Phật giáo Nam tông của người Khmer ở vùng Nam bộ đã hình thành, tồn tại và phát triển trong nhiều thế kỷ. Những tư tưởng của Phật giáo Nam tông đã ảnh hưởng mạnh mẽ và có những nét đặc trưng riêng ở những vùng đất có người Khmer sinh tồn. Đến nay, những tư tưởng cao đẹp của Phật giáo Nam tông đã hun đúc thành các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ ấn chứa trong hệ thống di sản văn hóa do các nhà sư và cộng đồng Khmer cùng nhau hun đúc. Trong xã hội đương đại, những giá trị tiêu biểu của hệ thống di sản văn hóa Phật giáo Nam tông cần phải được bảo vệ và phát huy có hiệu quả trong đời sống của cộng đồng Khmer ở vùng đất phương Nam.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành; Nguyễn, Văn Tiến (2020)

  • Nguồn nhân lực hay nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố hợp thành nguồn lực, giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi tổ chức, mỗi cơ quan, mỗi đơn vị. Nguồn nhân lực là nguồn lực “nội sinh”. Nguồn lực con người là một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định chất lượng hoạt động của mọi lĩnh vực, trong đó có bảo tàng. Nguồn nhân lực bảo tàng là một bộ phận của nguồn nhân lực xã hội, là một nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước. Do đó, nguồn nhân lực bảo tàng phải đảm bảo các yêu cầu cốt lõi như: thể lực, trí lực và nhân cách, cần nâng cao trình độ chuyên môn cao của nhân viên nghiệp vụ để đáp ứng các nhu cầu đa dạng hóa hoạt động bảo tàng trước những nhu cầu mới hội nhập của đất nước, đặc biệt...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Thương hiệu và xây dựng thương hiệu nói chung là vấn đề được nhiều sự quan tâm từ các tổ chức, cá nhân, trong đó có hoạt động xây dựng thương hiệu điểm đến tại các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam (gọi chung là di sản văn hóa thế giới). Hoạt động xây dựng thương hiệu điểm đến là các di sản văn hóa có vai trò quan trọng đối với các ban liên quan như: Chính quyền địa phương sở hữu điểm đến, cư dân sở tại, khách du lịch, các công ty lữ hành và những thành phần kinh doanh các hoạt động nhờ vào điểm đến tại chính di sản đó... Trong những năm gần đây, tiến trình xây dựng thương hiệu điểm đến cho di sản văn hóa thế giới tại nước ta đã, đang được triển khai một cách mạnh mẽ, đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên trong quá trình triển khai hoạt động này đã nảy sinh nhiều nhân tố t...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự nâng cao về đời sống vật chất, tinh thần, nhu cầu của con người cũng từ đó mà cao hơn. Trong đó, du lịch là một trong những nhu cầu ngày càng trở nên phổ biến, ngành Du lịch cũng từ đó mà phát triển hơn. Từ thực tế hiển nhiên đó, cùng với những đam mê, những mơ ước trở thành hướng dẫn viên du lịch như một nghề nghiệp để phát triển trong tương lai. Hiện nay, số lượng, chất lượng hướng dẫn viên chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường, thực trạng này là một khó khăn của ngành Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Du lịch chất lượng tốt đang là vấn đề đặt ra hiện nay cho các bên liên quan.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Kinh Bắc xưa và Bắc Ninh nay vốn là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Trong truyền thống, nông nghiệp đóng vai trò nền tảng quan trọng trong nền kinh tế ở Bắc Ninh và chính môi trường nông nghiệp cũng đã sản sinh, nuôi dưỡng và bảo tồn các lễ hội truyền thống. Do đó, lễ hội truyền thống chính là một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa ở vùng đất này, trong đó có nhiều lễ hội truyền thống phản ánh hình ảnh nông nghiệp của vùng châu thổ Bắc Bộ như: Thời gian tổ chức, thờ phụng các hiện tượng tự nhiên và nhân vật gắn với nông nghiệp, thể hiện các nghi lễ, trò chơi, trò diễn gắn với nông nghiệp... Từ đó thấy rõ được bức tranh chung về lễ hội truyền thống gắn với tín ngưỡng nông nghiệp đang được bảo tồn bền vững ở vùng đất Bắc Ninh từ truyền thống đến đương đại.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ thứ XVI (1533) cùng tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay. Cùng với sự xuất hiện của đạo Công giáo, nhà thờ Công giáo cũng xuất hiện trong cảnh quan đời sống tôn giáo Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, kiến trúc nhà thờ đã định hình được với bản sắc văn hóa, nhiều công trình đã trở thành di sản văn hóa - kiến trúc, mang lại dấu ấn cho một vùng, miền.