Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-8 of 8 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Phương Anh (2019)

  • Phát triển du lịch cộng đồng đang được coi là một xu hướng giúp các địa phương có nguồn lực tài nguyên phong phú cải thiện điều kiện kinh tế và văn hóa xã hội. Sự phát triển này sẽ đi ngược lại quan điểm phát triển bền vững nếu địa phương không có biện pháp quản lý phù hợp. Bài viết đề xuất mô hình quản lý tham dự nhằm xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan đến việc vận hành các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Tây Giang - một huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Nam, nơi có tiềm năng du lịch to lớn từ nguồn tài nguyên tự nhiên và giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu. Tại đây, chính quyền và người dân địa phương đang từng bước xây dựng kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

  • Other


  • Authors: Trần,Thị Thủy (2019)

  • Đến nay, huyện Con Cuông được coi như một điểm sáng của du lịch Nghệ An với định hướng phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa Thái. Tuy nhiên,do người Thái ở huyện Con Cuông mới chỉ bước đầu làm quen với loại hình du lịch này nên họ còn nhiều bỡ ngỡ, thực trạng nguồn lao động ở đây còn bộc lộ nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ tiên quyết để phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông. Bài viết chỉ ra những nội dung và những hình thức đào tạo có thể áp dụng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Con Cuông

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương (2020)

  • Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch không chỉ hướng tới mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách về khám phá, thẩm nhận những giá trị văn hóa vật thể cũng như cảnh quan thiên nhiên, mà còn quan tâm đến tác động của du lịch đến cộng đồng và tài nguyên môi trường. Huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Bài viết này tập trung phân tích tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch tại Cát Hải từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2018)

  • Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc phục vụ phát triển du lịch hiện đang được nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đặc biệt quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi ích cho chính cộng đồng, mà còn là giải pháp cho phát triển du lịch bền vững, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tộc người, góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Là một huyện nằm ở vị trí cửa ngõ quan trọng của tỉnh Sơn La, kết nối Sơn La với các tỉnh vùng Tây Bắc và thủ đô Hà Nội, Mộc Châu có nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch cộng đồng. Với 12 dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện, Mộc Châu đang tích cực khai thác bản sắc văn hóa của các dân tộc để phát triển du l...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huyền Vân (2021)

  • Bình Liêu là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Quảng Ninh. Với cộng đồng dân cư đa dân tộc, còn đậm nét văn hóa truyền thống, cùng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây có tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng. Bài viết phân tích những tiềm năng, lợi thế, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, đồng thời chỉ ra những cơ hội, thách thức mà địa phương có thể đối mặt khi phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian tới. Từ đó, bài viết đưa ra một số định hướng về phát triển cơ sở hạ tầng, mô hình sản phẩm, thị trường,… cho địa phương nhằm hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng bền vững, hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, đảm bảo an toàn an ninh biên giới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Ngọc Linh (2021)

  • Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch rất phổ biến hiện nay, đặc biệt phổ biến ở những vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn nhiều về kinh tế. "Loại hình này do cộng đồng sở hữu và điều hành, được quản lý hoặc phối hợp ở cấp cộng đồng góp phần vào sự thịnh vượng của cộng đồng thông qua việc hỗ trợ sinh kế bền vững và bảo vệ các truyền thống văn hóa xã hội có giá trị và các nguồn tài nguyên di sản văn hóa nhiên " Chính vì vậy, đây là loại hình du lịch đáp ứng được hầu hết các tiêu chí của tăng trưởng xanh. Những hiệu quả đạt được của du lịch cộng đồng đáp ứng được khả cao những chỉ số để đánh giá tăng trưởng xanh của một địa phương như chỉ số: Hiệu suất sử dụng năng lượng; Môi trường tự nhiên; Chất lượng môi trường sống; Cơ hội kinh tế và sự phù hợp của chính sách; Bối cảnh kinh tế...

  • previous
  • 1
  • next