Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 13 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2010)

  • Tưởng tượng không chỉ là một đặc tính của hoạt động thần kinh, là bản năng, mà còn là một trong những đặc điểm tối ưu của nhân loại, đánh dấu bước tiến hoá của con người so với con vật, nói lên trình độ phát triển của con người. Người nghệ sĩ và nhà khoa học, do đặc trưng công việc sáng tạo của mình, cần đến năng lực tưởng tượng, như là điểm xuất phát - yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Bài viết tìm hiểu vai trò, biểu hiện của tưởng tượng đối với nhà khoa học và người nghệ sĩ, khẳng định năng lực tưởng tượng không chỉ cần cho họ mà còn cần cho con người nói chung, vì sự tiến bộ của xã hội.

  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2010)

  • Thị hiếu thẩm mỹ là khái niệm chỉ sở thích của con người trong lĩnh vực thẩm mỹ, bộc lộ năng lực lựa chọn, đánh giá của con người bằng cảm xúc trước các hiện tượng thẩm mỹ. Yếu tố cá nhân trong thị hiếu thẩm mỹ bộc lộ ở chỗ, sự lựa chọn đối tượng để cảm thụ, đánh giá hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích riêng của mỗi người. Thị hiếu thẩm mỹ luôn là sự bộc lộ cái tôi cá nhân và phơi bày cá tính. Mỗi chủ thể khi đánh giá thẩm mỹ lại đưa ra những cảm nhận ở mức độ khác nhau. Thị hiếu thẩm mỹ vừa mang dấu ấn cá nhân độc đáo riêng biệt, vừa ẩn chứa những quan niệm mang tính phổ biến trong một cộng đồng, xã hội, thời đại nhất định. Mối quan hệ biện chứng cá nhân - xã hội trong thị hiếu thẩm mỹ là mối quan hệ vừa cá nhân vừa xã hội trong mỗi con người, là sự chuyển hoá hài hoà giữa riêng và ch...

  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2016)

  • Trong văn học, điểm nhìn trần thuật được hiểu một cách khái quát nhất là vị trí, điểm quan sát mà người kể chuyện lựa chọn để kể lại câu chuyện của mình cho người đọc. Vấn đề điểm nhìn đã được xem xét như là một trong những yếu tố quan trọng tạo dựng cấu trúc tác phẩm và xác lập mô hình truyện kể. Trong những tiểu thuyết Việt Nam đương đại tập trung khắc họa cái hài nổi lên hai điểm nhìn trần thuật tiêu biểu, có ý nghĩa là điểm nhìn từ vị trí của người kể chuyện đứng cao hơn thế giới được miêu tả và điểm nhìn của người kể chuyện bình đẳng với thế giới được miêu tả. Vị trí đó nói lên quyền năng của người kể chuyện đối với truyện kể, ảnh hưởng đến việc xây dựng cốt truyện, phương thức kể, ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật.

  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2016)

  • “Những đứa con rải rác trên đường” là cuốn tiểu thuyết mới nhất hiện nay của nhà văn Hồ Anh Thái. Thông qua hệ thống các nhân vật nghịch dị, tình huống nghịch dị và ngôn ngữ nghịch dị, tác giả đã kiến tạo cho riêng mình một phong cách trào phúng độc đáo trong dòng văn học đương đại Việt Nam- với sự trỗi dậy mạnh mẽ của tiếng cười. Ngòi bút Hồ Anh Thái có cảm hứng đặc biệt trước một hiện thực ngổn ngang những cái vô lý, nực cười, suy đồi, quái gở. Bằng thái độ lật tẩy, cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo, tiểu thuyết của Hồ Anh Thái không chỉ đem đến tiếng cười giễu nhại mà còn ẩn chứa những thông điệp có ý nghĩa thức tỉnh con người.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2018)

  • Nền văn học trong suốt những năm qua đã luôn gắn bó mật thiết với vận mệnh dân tộc và theo sát những yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, góp phần không nhỏ vào chiến thắng và thành tựu chung của toàn dân tộc. Nhìn lại lịch sử 75 năm kể từ khi bản Đề cương văn hóa ra đời, đặc biệt với nguyên tắc "đại chúng hóa" - một nguyên tắc đã trở thành yêu cầu, phương châm của nền văn học giai đoạn 1945 - 1975, từ lực lượng sáng tác, quan niệm nghệ thuật về con người cho đến phương thức thể hiện.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2015)

  • Với nhận thức sâu sắc về hiện thực, thế giới trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái không chỉ là những mảng màu đen tối mà còn thấp thoáng bóng dáng của cái kỳ ảo huyền diệu. Nhà văn đã đem đến cách nhìn riêng về thế giới, một thế giới với những "mảnh vỡ", những hình tượng ám ảnh. Tài năng Hồ Anh Thái không chỉ dừng lại ở việc gây cười mua vui chốc lát, ẩn sau mỗi trang tiểu thuyết là nỗ lực giúp công chúng nhận ra những gương mặt đa diện của con người và cuộc sống hôm nay.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2023)

  • Đề cương Văn hóa(1943) và nhiều văn kiện khác của Đảng luôn xác định văn hóa tư tưởng là một mặt trận quan trọng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bài viết nhìn lại lịch sử 75 năm kể từ khi ra đời Đại cương văn hóa, với nguyên tắc"đại chúng hóa" một nguyên tắc ngay từ đầu đã trở thành yêu cầu , phương châm của văn học . Chúng ta thấy rõ ảnh hưởng của nó đối với văn học giai đoạn 1945-1975, từ sức mạnh bố cục, quan niệm nghệ thuật của con người đến phương thức biểu đạt

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2023)

  • Cảm xúc thẩm mỹ có tác động tích cực đến việc hình thành các nhân cách con người phát triển toàn diện ,hài hòa. Cảm xúc thẩm mỹ góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh các chức năng tâm lý, sinh lý của con người, giúp con người được'thanh lọc " về mặt tình cảm, đạo đức, làm nền tảng cho hành vi đạo đức, góp phần hoàn thiện nhân cách con người .Bài viết nghiên cứu vai trò của cảm xúc thẩm mỹ trong hoạt động nghệ thuật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2023)

  • The Cultural Outline (1943) and many other documents of the Party have always identified ideological culture as an important front that must be placed under the leadership of the Party. The paper looks back on the 75-year history since the introduction of the Cultural Outline, with the principle of "massification" - a principle that has become a requirement and motto of literature from the very beginning. We clearly see its influence on literature in the period 1945-1975, from the force of composition, the artistic conception of man to the mode of expression.