Search

Refine By:

Search Results

Results 971-980 of 2670 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê,Tùng Hiếu (2019)

  • Các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa được phát triển ở phương Tây trong thế kỷ XX đã làm sáng tỏ vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự hình thành, biến đổi của văn hóa, đồng thời xác định mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường, sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên, và sự định hình cảnh quan do sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật, xây dựng của con người. Vận dụng các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa trong nghiên cứu văn hóa, chúng tôi nhận thức rằng, điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện giao lưu văn hóa là hai nhân tố hợp thành môi trường văn hóa mà trong đó, nền văn hóa của các cộng đồng người hình thành, vận động và biến đổi. Do những tác động khác nhau của hai nhân tố ấy, các nền văn hóa cóthể mang tính chất tĩnh tại ha...

  • Article


  • Authors: Ninh,Thị Thương (2019)

  • Đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã đi được chặng đường 25 năm, đây là dấu mốc ý nghĩa đối với giảng viên và sinh viên Khoa Du lịch, đồng thời cũng là thời điểm quan trọng để Trường và Khoa thực hiện việc đánh giá về hoạt động đào tạo để có thể nâng cao chất lượng đào tạo trong một bối cảnh mới. Bài viết đề cập khái quát về bối cảnh chung, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đào tạo nhân lực ngành Du lịch tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, góp phần xác lập định hướng chiến lược cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội

  • Article


  • Authors: Hoàng,Văn Hùng (2018)

  • Phong tục tập quán vốn là những đặc trưng mang đậm nét văn hóa của từng cộng đồng tộc người; có những phong tục “ăn sâu, bám rễ” duy trì mối quan hệ, sự ổn định trong cộng đồng theo một trật tự nhất định, nếu nó bị phá vỡ, xáo trộn, thay đổi sẽ dẫn đến những biến đổi trong đời sống cộng đồng, xã hội. Việc nghiên cứu, bảo tồn giá trị văn hóa phong tục của các dân tộc là việc làm cần thiết, trong đó có tục làm vía (lễ buộc chỉ cổ tay) - một hoạt động văn hóa lễ tục mang màu sắc tín ngưỡng dân gian truyền thống của đồng bào Thái ở miền Tây Nghệ An.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản (2019)

  • Khoa Di sản văn hóa là cơ sở đào tạo ngành Bảo tàng học đầu tiên ở Việt Nam, được hình thành ngay từ những ngày đầu thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (26/3/1959). Khoa có sứ mệnh đi đầu trong truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Di sản văn hóa. Trải qua 60 năm hình thành và phát triển, Khoa đã đào tạo hàng ngàn cử nhân phục vụ sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Tiếp nối truyền thống 60 năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, Khoa cần xác định rõ những khó khăn, thách thức và định hướng phát triển đào tạo trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

  • Article


  • Authors: Từ,Mạnh Lương (2019)

  • Nghiên cứu khoa học gắn kết với đào tạo, giảng dạy là nhiệm vụ thường xuyên nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của các trường đại học, là động lực thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội kết hợp hài hòa giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với công tác đào tạo, giảng dạy và đã đạt được những kết quả thiết thực đáng ghi nhận, góp phần tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chất lượng đào tạo, giảng dạy trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Việt Hương (2015)

  • Văn hóa ứng xử truyền thống hiện đang trải qua những thử thách do tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, đó là: sự thay đổi của phương thức ản xuất và điều kiện kinh tế; sự thay đổi của văn hóa gia đình truyền thống; sự hội nhập quốc tế. Vấn đề đặt ra cho việc điều chỉnh văn hóa ứng xử hiện nay là tạo được sự cân bằng giữa những đòi hỏi thái quá của cá nhân hiện đại và sự hi sinh một chiều theo truyền thống. Văn hóa là đa dạng. Văn hóa ứng xử cũng đa dạng. Không thể áp đặt một khuôn mẫu ứng xử cho mọi cá nhân ở mọi vị trí khác khau. Tuy nhiên việc điều chỉnh văn hóa ứng xử cũng cần có những nguyên tắc chung, đó là điều chỉnh theo hướng nhân văn, hài hòa và xây dựng.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phi Nga (2016)

  • Đất nước Việt Nam trải dài trên hơn 3200km bờ biển với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ. Biển đảo đem lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, giao thông song cũng là cả một thử thách trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng của đất nước. Trong cuộc sống của nhân dân, biển đảo đóng vai trò rất lớn. Có lẽ bởi từ ngàn đời gắn bó với biển nên trong tâm thức người Việt, biển từ lâu đã trở thành một cái gì đó rất quen thuộc, thậm chí là một nỗi trăn trở. Đã từ lâu, đề tài về biển đảo đã được nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác như một sự khẳng định về chủ quyền và lãnh thổ, đã tạo nên một thách thức biển đảo trong lịch sử văn học Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nông, Anh Nga (2014)

  • Với người Tày ở Cao Bằng, tết Rằm tháng Bảy là tết lớn thứ 2 sau tết Nguyên đán. Người Tày thịt vịt, làm bún, bánh gai, bánh dặm để thờ cúng tổ tiên và các vong hồn không nơi chốn. Có gia đình khá giả mổ lợn để ăn hoặc chung nhau. Tết rằm tháng Bảy là dịp để các dôi vợ chồng, con cái mang theo lễ vật về thăm bên ngoại tỏ lòng biết ơn ông bà, các cụ ngoại. Tết Rằm tháng Bảy có ý nghĩa đầu tiên là để tưởng nhớ ông bà tổ tiên và cầu mong gia đình mạnh khỏe, bình an; thứ hai là để nhớ về đất trời, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.