Search

Refine By:

Search Results

Results 2651-2660 of 2670 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Ngô, Ngọc Diễm; Trần, Thị Diên (2022)

  • Tiên ảo nói chung và Bitcoin nói riêng mặc dù ở Việt Nam chưa được công nhận nhưng bản thân các loại hình tiền này lại đang được thừa nhận và có sự phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia. Do do, việc ghi nhận tiền ảo là tài sản và ban hành quy định pháp luật toàn diện điều chỉnh là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, cũng như bắt kịp được xu thế chung của thế giới. Qua đó, tạo cơ sở vững chắc cho việc quản lý hoạt động giao địch, môi giới, huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo (ICO), thu thuế đối với các thu nhập từ hoạt động liên quan đến tiền ảo... Đồng thời giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn, đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luậttrong sử dụng tiền ảo (như rửa tiền, tẩu tán tài sản...).

  • Article


  • Authors: Mai, Anh Tuấn (2023)

  • This paper analyzes "Ben khong chong" film ("Wharf of Widows", 2000, Director. Luu Trong Ninh) in terms of mise-en-shot and mise-en-scene, to affirm that the film is the most significant model of Vietnamese cinema in selecting, recreating and formalizing the geographical, natural and daily life of the Northern countryside. Along with re-considering films that has many commons as Ben khong chong, the paper aims to assert that the clear appearance of the Northern village landscape in Vietnamese cinema since the mid-1990s has been in the trend of exploiting, reusing and creating the country's cultural features, elements and indigenous stories. Additionally, it has shown a remarkable rise in the sense of nostalgia for the countryside in the context of socio-economic changes and global ...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2023)

  • Viện dẫn vấn đề "người đọc sáng tạo" và "cộng đồng diễn giải" trong hoạt động tiếp nhận văn học, bài viết phân tích hai trường hợp điển hình của cách đọc, giải mã, kiến tạo khác nhau về cùng một hiện tượng văn học trung đại: Hồ Xuân Hương. Từ Giai nhân di mặc (Nguyễn Hữu Tiến) đến Chút thoáng Xuân Hương (Nguyễn Huy Thiệp) không chỉ cho thấy hấp lực nghệ thuật của bản thân tác giả và văn bản văn học mà còn chứng thực vai trò, "quyền uy" của độc giả trong việc không ngừng mở rộng chiều kích tìm hiểu, đánh giá giá trị của các hiện tượng văn hóa, văn chương quá khứ trong đời sống văn hóa, văn học hiện đại hôm nay.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Tuyết Mai; Trần, Bạch Dương (2022)

  • Sự hình thành và phát triển các Khu công nghiệp, Khu chế xuất đã đem đến nhiều mặt tích cực cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo điều kiện thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế xã hội cho từng vùng, vùng kinh tế trọng điểm và của cả nước. Các KCN đã thu hút và tạo việc làm cho người lao động, thu hút một lực lượng công nhân, người lao động rất lớn tại nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là những địa phương tập trung nhiều KCN, KCX. Hiện nay, trên địa bàn cả nước có khoảng 3,65 triệu công nhân, người lao động đang làm việc tại các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, trong đó số lao động nữ chiếm 60%. Có 48/63 tỉnh, thành phố thành lập được 50 tổ chức Công đoàn Khu công nghiệp, với tổng số 2.402927 đoàn viên công đoàn. Tr...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2023)

  • Là một nhân vật văn hóa của Việt Nam và các nước khu vực Đông Á dưới ảnh hưởng Nho gia, hình tượng người nho sĩ trí thức cũng trở thành cảm hứng và đối tượng phản ánh của nhiều sáng tác văn chương trung đại. Ảnh hưởng của Nho giáo, trong trường hợp này, gắn với các tương quan thuộc về đặc trưng thẩm mĩ Nho gia, thể hiện qua qui chuẩn/tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, hành xử, lý tưởng xã hội, chi phối tới cách lựa chọn, miêu tả cũng như những biểu đạt nghệ thuật của tác giả. Tuy nhiên, là một nhân vật văn học, hình tượng cũng đóng vai trò như những "khách thể đời sống", được tái hiện một cách sáng tạo theo qui luật của nghệ thuật nhằm nhận thức, cắt nghĩa về con người, đời sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm của mỗi tác giả'. Đây là một trong những tín hiệu thẩm mĩ góp phần nhận diện...

  • Article


  • Authors: Trần, Bạch Dương; Lê, Cao Thắng (2022)

  • Môi trường văn hóa có mối quan hệ biện chứng với các môi trường chính trị, kinh tế - xã hội... Chính vì thế xây dựng môi trường văn hóa chính là một trong những nội dung quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vĩng đất nước. Môi trường văn hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất là một thành tố quan trọng, là hạt nhân trong quá trình xây dựng môi trường văn hóa nói chung của dân tộc. Sản phẩm đồng thời cũng là chủ thể của môi trường văn hóa tại khu công nghiệp, khu chế xuất chính là những người công nhân, giai cấp tiên tiến, đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, quyết định đến sự phát triển bền vũng của xã hội, là lực lượng lãnh đạo tiên phong trong phong trào cách mạng, xây dựng xã hội mới. Chính vì vậy, xây ...

  • Article


  • Authors: Ngô, Ngọc Diễm; Nguyễn, Ngọc Nam (2023)

  • Đi cùng với xu hướng số hóa, việc xây dựng thư viện số - bộ sưu tập số ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi khả năng lưu trữ thông tin lớn và sự thuận tiện cho cả công tác quản lý lẫn người sử dụng. Tuy nhiên, sự ràng buộc về bản quyền tác giả là một rào cản không hề nhỏ trong quá trình xây dựng và vận hành thư viện số. Mở rộng các ngoại lệ và giới hạn quyền tác giả nhằm đảm bảo tự do, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trên cơ sở khai thác dữ liệu lớn. Trong bài viết này, tác giả phân tích pháp luật nước ngoài về ngoại lệ đối với quyền tác giả trong hoạt động thư viện và đưa ra một số thách thức mới trong việc bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động thư viện ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Phạm, Bích Huyền (2023)

  • Doanh nghiệp xã hội (DNXH) được hình thành từ các sáng kiến xã hội, nhằm giải quyết nhu cầu xã hội và sử dụng hoạt động kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ đó. DNXH có tiềm năng kiến tạo hài hòa hiệu quả kinh tế và xã hội, do đó được coi là mô hình doanh nghiệp của TK XXI. Hiện nay, ở Việt Nam, nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đòi hỏi phải có những phuơng thức quản lý nhà nước (quản lý vĩ mô) và quản trị doanh nghiệp (quản lý vi mô) phù hợp để thúc đẩy sự hình thành và phát triển mạnh mẽ, bền vững của các doanh nghiệp văn hóa - chủ thể của công nghiệp văn hóa. Nghiên cứu ứng dụng mô hình DNXH trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa là một hướng đi thực tiễn, đầy triển vọng.