Search

Refine By:

Search Results

Results 2551-2560 of 2670 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Lâm Tuấn Anh (2022)

  • Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Sự phổ biến của kỹ thuật số được dự báo sẽ làm thay đổi lối sống và cách thức mà cá nhân tham gia vào đời sống xã hội. Kỹ thuật số đã thay đổi cách thức chúng ta làm việc, trao đổi, giao tiếp, giải trí, sáng tạo, bày tỏ quan điểm,… đều gắn liền với Internet và các phương tiện truyền thông. Điều này sẽ làm thay đổi thị hiếu, thói quen sáng tạo, hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của người dân. Kỹ thuật số cũng làm thay đổi các khía cạnh khác của đời sống xã hội, từ kinh tế, lao động, việc làm cho đến việc học tập hay chăm sóc sức khỏe… Sự lan toả nhanh chóng và ảnh hưởng mạnh mẽ của kỹ thuật số đã thúc đẩy nhiều nhà nghiên cứu đưa ra đề xuất về sự tồn tại của thuật ngữ ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên; Nguyễn, Thị Thơm; Hoàng, Thị Chúc; Kim, Thị Oanh; Lê, Thị Lệ (2022)

  • Bài viết đề cập đến khái niệm nhu cầu học liệu; làm rõ thực trạng nhu cầu học liệu của sinh viên trong đào tạo trực tuyến tại các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn Hà Nội; phân tích những thay đổi trong nhu cầu học liệu của sinh viên. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp đối với các cơ sở giáo dục đại học nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu học liệu của sinh viên trong bối cảnh đào tạo trực tuyến.

  • Article


  • Authors: Ninh, Thị Thương (2022)

  • Môi trường văn hóa ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó môi trường văn hóa lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo, đóng vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội. Hiện nay, lễ hội truyền thống được coi là nguồn lực, lợi thế để phát triển du lịch. Tuy nhiên, du lịch đã có tác động đến môi trường văn hóa lễ hội truyền thống cả mặt tích cực và tiêu cực. Vì vậy, việc đánh giá, nhìn nhận thực trạng môi trường văn hóa lễ hội truyền thống trong bối cảnh phát triển du lịch một cách khách quan là cần thiết, để có các giải pháp phát triển hài hoà giữa du lịch và lễ hội truyền thống, nhằm xây dựng môi trường văn hóa lễ hội truyền thống lành mạnh, văn minh nhưng vẫn giữ gìn được những gi...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2021)

  • Trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân Trà Cổ, ông Đám - một danh xưng gắn với tục nuôi và thi ông Voi trong lễ hội đình Trà Cổ - có vai trò hết sức quan trọng. Bài viết khắc họa chân dung ông Đám trong lễ hội đình Trà Cổ, lý giải tại sao tục lệ này lại duy trì được đến hiện nay, khi Trà Cổ đã trở thành phường và có sự phát triển nhanh chóng, qua đó khẳng định việc tạo dựng và duy trì những thực hành văn hóa truyền thống trong lễ hội chính là cách mà người dân Trà Cổ xác lập nên cột mốc văn hóa và con người nơi biên giới.

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung; Nguyễn, Thùy Linh (2021)

  • Lễ hội Katê là một trong những lễ hội lớn nhất của người Chăm tại Ninh Thuận, phản ánh chân thực và sinh động đời sống văn hóa, tâm linh, tình cảm cũng như những ước vọng của cộng đồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lễ hội Katê đã và đang có nhiều thay đổi làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống. Để bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Katê trong đời sống hôm nay cần có sự quản lý hiệu quả dựa trên nguồn lực của Nhà nước và cộng đồng. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết định chế xã hội trong quản lý lễ hội, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các định chế xã hội chính thức và phi chính thức trong quản lý lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim (2021)

  • Trong kho tàng sử thi Êđê, sử thi Tây Nguyên, cùng với các bộ sử thi lớn, có tri thức tổng hòa và nhiều giá trị, cũng có những bộ sử thi chuyên biệt, độc đáo như sử thi Dăm Di, sử thi Chilokok... Nếu sử thi Dăm Di có nội dung chủ yếu về biển, diễn tả sinh động các trận thủy chiến diễn ra giữa các thế lực trên biển thì sử thi Chilokok lại có nhiều nội dung phong phú, giàu hiện thực về quan hệ trao đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế giữa người Êđê và các tộc người ở Tây Nguyên. Khác với quan điểm của một số chuyên gia coi nội dung cơ bản của sử thi Chilokok thuộc về đề tài chiến tranh, chúng tôi cho rằng, trong sử thi Chilokok, cùng với chủ đề chiến tranh, sử thi cũng có nhiều trường đoạn về các hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế được thực hiện ở đồng thời nhiều tầng lớp xã hội ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Bốn (2021)

  • Từ giữa thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Tần tiếp tục công cuộc Nam tiến của người Việt đến vùng đất Khánh Hòa. Quá trình sinh sống trên vùng đất mới, người Việt không chỉ mang theo những truyền thống văn hóa của họ, mà còn giao lưu và tiếp nhận các giá trị văn hóa bản địa của người Chăm. Trong đó, điển hình hơn cả là sự dung hợp tục thờ Nữ thần Pô Inư Nưgar của người Chăm với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, rồi được Việt hóa thành Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Từ nghiên cứu thực địa, bằng phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn, bài viết sẽ diễn giải về sự tiếp biến văn hóa thú vị này ở Khánh Hòa.

  • Article


  • Authors: Phan, Thị Huệ (2021)

  • Quảng Ninh, vùng đất nổi tiếng với những di tích, thắng cảnh và nhiều lễ hội mang đậm chất dân gian Bắc Bộ, giàu giá trị truyền thống và tinh hoa của đất nước. Một trong những lễ hội độc đáo mang nét riêng của vùng ven biển Quảng Ninh ở cả phần lễ và phần hội, được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là lễ hội Tiên Công (lễ hội rước người) được tổ chức tại vùng đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

  • Article


  • Authors: Lưu, Tuấn Anh (2021)

  • Tranh kính là thực thể từ lâu đã hiện hữu trong kiến trúc của nhà thờ Công giáo ở Việt Nam, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa từ bình diện nghệ thuật lẫn tôn giáo đáng để nghiên cứu, ca ngợi và trao truyền. Việc nghiên cứu tranh kính không chỉ giúp tìm hiểu kết cấu nội thất của nhà thờ mà còn khám phá ra phần nào bề sâu vận hành của niềm tin tâm linh của một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, đang có sức ảnh hưởng đến đời sống xã hội Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Thiên Y A Na là hiện tượng tín ngưỡng - văn hóa độc đáo của người Việt ở miền Trung. Bà vốn là Thần Mẹ xứ Po Inu Nưgar của người Chăm, được tiếp biến trở thành Thánh Mẫu Thiên Y A Na của người Việt. Ở xứ Quảng ( Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi), tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na rất phổ biến, được hiện diện với nhiều tên gọi khác nhau ở dạng chính danh hay hóa thân, như: Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bô Bô phu nhân, Chủ Ngung Ma Nương,... Bà hiện diện trong đời sống tâm linh của người Việt ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ rừng núi đến biển đảo, ở tất cả ngành nghề. Có thể thấy, hiếm có vị thần nào mang nhiều tư cách như Thánh mẫu Thiên Y A Na trong hệ thống thần linh của người Việt ở nơi đây.