Search

Refine By:

Search Results

Results 2391-2400 of 2670 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trương, Thúy Mai (2021)

  • Thương hiệu (Brand) là một khái niệm khá mới mẻ trong marketing hiện đại và được nhiều học giả nghiên cứu. Theo Phillip Kotler, thương hiệu là liên tưởng khác biệt có tính chất lý tính hoặc cảm tính trong tâm trí khách hàng về một công ty hoặc một sản phẩm cụ thể. Đồng quan điểm, Datzira-Musip và Poluzzi (2014) cho rằng thương hiệu là khái niệm nhằm để chỉ sự khác biệt, còn theo Penson (1996) thương hiệu là sự kết nối giữa tính năng của sản phẩm với lợi ích của khách hàng và giá trị mà khách hàng nhận được tử sản phẩm. Thương hiệu được tạo ra khi hoạt động tiếp thị làm gia tăng giá trị đối với sản phẩm và trong quá trình khác biệt hóa sản phẩm đó với các sản phẩm khác có cùng tính năng và lợi ích. Simoes và Dibb (2001) lại cho rằng thương hiệu không chỉ là một cái tên để đặt cho sản...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Thủy (2020)

  • Ngay từ khi cộng đồng nguyên thuỷ được hình thành dư luận xã hội là hiện tượng xã hội đã xuất hiện. Buổi khởi nguyên của loài người, dư luận xã hội có tác dụng định hướng và tự định hướng nhận thức, thái độ và hành vi của con người và cộng đồng người nguyên thủy, thông qua những ký hiệu nguyên sơ thông báo cho nhau về những tin tức hái lượm thức ăn, về thú dữ,...Thế nhưng về thuật ngữ khoa học, khái niệm này có thể được xuất hiện lần đầu vào thế kỷ XII, gắn liền với tên tuổi nhà văn, nhà hoạt động xã hội người Anh John Solsbery vào năm 1159; đến giữa cuối thế kỷ XVIII, khái niệm này được Jean-Jacques Rousseau sử dụng với nhiều hơn ý nghĩa tích cực trong trào lưu Khai sáng Pháp. Cùng với sự phát triển của dân trí và dân chủ ở châu Âu, hiện tượng dư luận xã hội bắt đầu lên ngôi vào cu...

  • Article


  • Authors: Phan, Thị Bích Thảo (2022)

  • Trong nhiều năm qua, chủ đề về tự chủ đại học là mối quan tâm hàng đầu trong xu thế phát triển giáo dục hiện nay và cũng là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương pháp quản trị đại học tiên tiến, nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đại học. Tự chủ đại học trong hệ thống các cơ sở giáo dục đại học đã mở ra cơ hội và cũng là thách thức cho các cơ sở giáo dục hiện nay trên cả nước. Không nằm ngoài xu thế phát triển chung đó, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là một trường đại học đầu ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đang cố gắng nghiên cứu và triển khai những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng dạy và học hưởng tới tự chủ trong

  • Article


  • Authors: Trương, Thúy Mai (2021)

  • Du lịch là đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong phát triển du lịch, việc quảng bá hình ảnh điểm đến có ý nghĩa hết sức quan trọng để thu hút khách, nhất là trong bối cảnh thị trường đang ngày càng mở rộng cùng xu thế hội nhập quốc tế và sự cạnh tranh cao của ngành... Để du lịch ngày càng phát triển theo hướng chuyên nghiệp thì việc ứng dụng truyền thông trực tuyến trong quảng bá du lịch là yếu tố cần phải được ưu tiên trong chính sách phát triển du lịch. Bài viết này tham góp một góc nhìn về việc ứng dụng truyền thông trực tuyến trong việc nâng cao quảng Bả du lịch tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Minh Thúy;  Advisor: Sản phẩm du lịch (2022)

  • Ẩm thực vừa đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách vừa là yếu tố giúp du khách thâm nhận được giái rị văn hóa của vùng đất họ đến. Xứ đoài( Sơn Tât) có rất nhiều món ngon có thể khai thác thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách khi đến tham quan, trải nghiệm vùng đất này.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Kim Thìn (2022)

  • Huyện hoài Đức ( Hà Nội) sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, cảnh quan làng quê tươi đẹp gắn với sản xuất nông nghiệp, văn hóa truyền thống, hệ thống di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, lễ hội độc đáo... đây là những yếu tố quan trọng để hình thành loại hình sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn hấp dẫn với du khách

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thị Thu Huyền (2021)

  • Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) bắt nguồn từ Nghĩ quyết số 26 ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ XII, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đề ra mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Thực hiện Nghị quyết trên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương khóa X đã ban hành các Kết luận về một số nội dung trong Nghị quyết, bao gồm Đề án An ninh lương thực quốc gia, Đề án ...

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thị Thu Huyền (2021)

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, nhà tư tưởng đặc biệt quan tâm đến đạo đức. Bằng câu nói “Đảng ta là đạo đức, là văn minh", Người đã định nghĩa về Đảng dưới góc độ đạo đức và văn hóa, coi đạo đức là đặc trưng bản chất hãng đầu của Đảng. Mặt khác, thấu hiểu “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bị hàng ngày mà cùng cố và phát triển" nên Người rất kiên trì giáo dục đạo đức cách mạng cho cản bộ, đảng viên. Điều đáng chú ý là trong các phẩm chất đạo đức cần có của người cách mạng thì Cần, Kiệm, Liêm, Chính là những phẩm chất được Người nói đến nhiều nhất. Bằng lời nói cũng như hành động, Người không chỉ luận giải sâu sắc về “tứ đức” của người cách mạng mà còn là biểu hiện ngời sáng của những phẩm chất cao quý đó. Chủ trương xây dựng Đảng...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Anh Tuyết (2021)

  • Thực tế cho thấy, những giá trị của văn hóa Phật giáo có nét tương đồng với giá trị văn hóa Việt Nam, do vậy việc phát huy giá trị văn hóa của đạo Phật góp phần không nhỏ trong việc khắc phục những hạn chế suy thoái đạo đức, lối sống do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn đó tác giả hưởng đến làm rõ mối quan hệ giữa giá trị văn hóa Phật giáo với việc xây dựng đạo đức, lối sống của người người Việt. Vai trò phát huy giá trị văn hóa Phật giáo, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị để phát huy giá trị văn hóa Phật giáo với việc xây dựng đạo đức, lối sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hà Chi (2022)

  • After the October Revolution, the seeds of socialism in the society of the Soviet began to emerge and develop, although still a very primitive occurrence. Lenin had to advance and creatively implement dialectical logic to have the ability to detect and realize those primitive "cells." It had fulfilled by Lenin based on two main points: to rehearse the essential abstraction distributed as the starting point corresponding to the possibilities of the future society that is still in its infancy; to discover the cooperative system as the basis, the starting point, the commencement of theory and practice to achieve the immediate aim of moving toward socialism, and finally toward communism. In this article, the authors clarify those theoretical and practical contributions of Lenin, thereby...