Search

Refine By:

Search Results

Results 2141-2150 of 2670 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2023)

  • Phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) xét trên quan điểm toàn diện phụ thuộc vào nhiều yếu tố và môi trường khác nhau, nhưng dưới góc độ tạo NNL cần đặc biệt quan tâm tới vai trò của gia đình. Với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù, gia đình vừa là nơi tái sản xuất ra con người, tạo ra cơ sở sinh học - xã hội cho việc PTNNL, lại vừa là môi trường đầu tiên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cả về thể chất lẫn tinh thần cho NNL. Với tư cách là cơ sở xã hội trong PTNNL, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên, là cầu nối để NNL gia nhập vào đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Do vậy, gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành NNL cho xã hội hiện tại và tương lai. Gia đình ổn định và phát triển sẽ là điều kiện tốt cho sự phát triển của NNL. Vì thế, xây...

  • Article


  • Authors: Đặng, Hà Chi; Tô, Tường Vi (2023)

  • Khái niệm cái tư tưởng là một trong những khái niệm phức tạp và quan trọng nhất của triết học Mác. Chính Ilyencov nhấn mạnh ý nghĩa của nó "đối với mọi khoa học xã hội - lịch sử" và dành không ít thời gian, công sức cho việc nghiên cứu nó trong các công trình được in ấn suốt gần 20 năm (thập niên 60-70). Tuy nhiên, rất không đơn giản để hiểu và nắm bắt được dòng suy tư trong các công trình đó. Ilyencov là nhà triệt học Xô viết có tư duy độc lập và nổi tiếng nhất, mà ngay cả vào thời kỳ trì trệ vẫn xuất bản được những nghiên cứu độc đáo thu hút sự chú ý của công chúng. Khái niệm cái tư tưởng được ông xây dựng trong khuôn khổ truyền thống kinh điển lịch sử triết học tốt nhất, theo đó cái tư tưởng và tính phi bẩm sinh của các phẩm chất nhân cách luôn giả định lẫn nhau. Và cũng vì thế, ...

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Kim Yến; Đặng, Thị Minh Phương (2023)

  • Ra đời trong hoàn cảnh dân tộc ta, nhân dân ta đang sống nghèo khổ, ngột ngạt một cổ hai tròng, trong tình hình nhiều loạn và phức tạp của nhiều trường phái và triết thuyết khác nhau..., Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 chỉ hơn 1.000 chữ, với nội dung ngắn gọn, súc tích, với tính khoa học và cách mạng... đã trở thành một vũ khí tư tưởng sắc bén trên mặt trận văn hóa. Bản Đề cương do đồng chí Trường Chinh, trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng soạn thảo, đã được coi như một tuyên ngôn chính thức đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo hướng hiện đại sau này.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hà Chi (2023)

  • Trong bất kỳ thời đại nào, người lãnh đạo luôn có vai trò quan trọng mang đến sự thắng lợi của một tổ chức. Vì thế, qua nhiều nghiên cứu, chúng ta thấy rất rõ nhiệm vụ là chỉ ra các chuẩn mực của người lãnh đạo ở các cấp. Hiện nay, tình trạng một số cán bộ lãnh đạo thoái hóa, biến chất, dẫn đến các hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của Nhân dân, do vậy, hơn lúc nào hết chúng ta cần chỉ rõ nhiệm vụ của người đứng đầu dựa trên các tiêu chỉ giá trị chuẩn mực của người lãnh đạo, để từ đó có những chỉ dẫn về phương diện tư tưởng cũng như chế tài cho các hoạt động tổ chức quản lý. Việc xác định hệ giá trị văn hóa lãnh đạo và các chuẩn mực của người lãnh đạo có mối quan hệ sâu sắc, cần được tổng hợp, nghiên cứu, nhằm đáp ứng nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng đánh giá độ...

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2022)

  • Hiện nay, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội, xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của con người, dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý tiêu cực như: lo âu, căng thẳng thần kinh, hay nặng hơn là trầm cảm ... Để phòng tránh nguy cơ, thì việc con người được thỏa mãn về tâm lý, tình cảm có vai trò quan trọng. Bài viết này tập trung phân tích vai trò của gia đình trong việc thực hiện chức năng tâm lý, tình cảm nhằm giúp cho các thành viên của mình sống lạc quan, khỏe mạnh, tạo tiền đề hình thành thái độ, hành vi tích cực.

  • Article


  • Authors: Lại, Vũ Kiều Trang (2022)

  • This study identifies the current status of appearance stigma and its impact on Gen Z. The study conducted a survey on 146 subjects through an online questionnaire on Google Form. The results showed that: 65.8% of the subjects had been disparaged for their appearance through social networks, the most despised part was the face. The biggest effect of disparaging looks through social networks is to make victims have a negative view of life with 65.59% of the victims being affected.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2023)

  • Bài viết đề cập đến khái niệm văn hóa chính trị, ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với sự phát triển xã hội, định hướng phát triển "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và những vấn đề đặt ra về văn hóa chính trị ở thành phố Hà Nội hiện nay và đưa ra giải pháp nâng cao giá trị văn hóa chính trị của thành phố Hà Nội đáp ứng mục tiêu "Văn hiên - Văn minh - Hiện đại".

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2023)

  • Năm 1943, trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt là sự phân hóa sâu sắc trong các giai tầng xã hội Việt Nam , tròn đó có văn nghệ sĩ, trí thức yêu nước, tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám(1941) Đảng ta chủ trương cần thành lập Mặt trận Việt Minh, nhằm xây dựng khjoois đại đoàn kết dân tộc, trong đó chú trọng lôi kéo, tập hợp đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức tham gia cách mạng, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền . Đáp ứng sứ mệnh lịch sử cấp bách này, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã ra đời. Đường lối văn hóa của đảng thể hiện trong đề cương đã có tác dụng soi đường, định hướng và trở thành ngọn cờ tập hợp đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức yêu nước tham gia cách mạng , góp phần đưa cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2023)

  • Thấm nhuần quan điểm của dân tộc"Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng lên tầm cao mới thành vấn đề trọng dụng trí thức và nhân tài. Quan điểm nhân văn, sáng suốt dựa trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nguồn động viên tinh thần đối với đội ngũ trí thức Việt Nam mà còn là sự gợi mở cho Đảng và Nhà nước ta cách thức tháo gỡ các vướng mắc trong hiện tại và phương hướng hành động trong tương lai để đội ngũ trí thức Việt Nam có thể đóng góp nhiều nhất cho sự nghiệp xây dựng "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh"và xứng đáng với niềm tin yêu, sự kì vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2022)

  • Bài viết trên cơ sở tổng quan quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về môi trường văn hóa, nêu rõ vai trò của môi trường văn hóa đối với sự phát triển của xã hội. Việc xây dựng môi trường văn hóa đã được Đảng ta quan tâm từ rất sớm, song biểu hiện rõ nhất từ Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8, kể từ đó các cấp Bộ, ngành, đoàn thể luôn chú ý tới việc xây dựng môi trường lành mạnh về văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội , góp phần quan trọng vào sự phồn thịnh của đất nước và hội nhập quốc tế