Search

Refine By:

Search Results

Results 2111-2120 of 2670 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Vũ, Văn Đạt (2019)

  • Lễ hội Công giáo là hoạt động văn hóa - tôn giáo không thể thiếu trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam. Sự kết hợp, giao thoa giữa Công giáo và văn hóa truyền thống dân tộc trong các lễ hội Công giáo được biểu hiện trong các lễ nghi, âm nhạc, trang phục lễ hội, công cụ thờ cúng và trong các trò chơi dân gian. Những dấu ấn văn hóa truyền thống được lưu giữ và thể hiện khá phong phú và đậm nét, từ những chất liệu đơn sơ, bình dị cho tới những nghi lễ cầu kỳ, làm cho các lễ hội Công giáo trở nên một không gian văn hóa gần gũi hơn với người Việt.

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2019)

  • Suốt một thời gian dài, chúng ta đã được tiếp cận với những lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận đa dạng của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực về vấn đề bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống/di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại hoá, toàn cầu hoá hiện nay, trong đó có gắn với sự phát triển kinh tế mang tính quốc tế và đại chúng - du lịch. Du lịch hiện đang là một điểm sáng (mũi nhọn) cho kinh tế Việt Nam; dân chúng tiếp nhận du khách nước ngoài với lòng hiếu khách của văn minh, văn hóa Việt; xã hội đón nhận du lịch trong nhiều sinh hoạt thường nhật một cách thản nhiên, du lịch sẽ gắn bó với tương lai của đất nước, là thước đo chính xác khả năng của Việt Nam trong cách đón nhận những biến đổi lớn từ toàn cầu hóa. Tiếp bàn về vấn đề nhận thức đối với ...

  • Article


  • Authors: Trương, Thúy Mai (2022)

  • Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ (4.0) hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là hệ thống thông tin toàn cầu trên mạng Internet, đã mở ra cho các địa phương nói chung và doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng một phương thức quảng bá hữu hiệu, đó là gắn với việc quảng bá giá trị di sản văn hóa với ngành du lịch trên phương tiện truyền thông trực tuyến. Trong khi đó, Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hóa cao thì vị trí, vai trò của truyền thông lại càng trở lên quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm, định hướng tiêu dùng và điều chỉnh hành vi của các bên liên quan. Bên cạnh các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, hội nghị, hội thảo... hoạt động tru...

  • Article


  • Authors: Trần, Quốc Việt (2019)

  • Người Bố Y là một tộc ít người ở Việt Nam, bao gồm hai nhóm: Một nhóm ở Hà Giang và một nhóm ở Lào Cai. Tuy ít người, nhưng bằng những cách thức tự làm, họ vẫn giữ được một số nét bản sắc văn hóa cho đến ngày nay. Qua nghiên cứu thực tiễn tại cộng đồng người Bố Y ở cả Hà Giang và Lào Cai, bài viết trình bày những phương thức riêng mà người Bố Y đã sử dụng để gìn giữ và phát huy thành công một số khía cạnh văn hóa cổ truyền trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa với các tộc người lân cận. Bài viết cung cấp một cái nhìn đúng đắn về sức sống mạnh mẽ của bản sắc văn hóa người Bố Y, khác với nhận định trước đây của một số nhà nghiên cứu cho rằng sớm muộn văn hóa Bố Y cũng bị hòa tan vào văn hóa chung trong khu vực.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2023)

  • Văn hóa lãnh đạo, quản lý sẽ là hệ thống các giá trị liên kết với nhau tạo nên phong cách, kỹ năng của người công chức, viên chức để từ đó tác động đến nhận thức và hành động của toàn thể các thành viên trong tổ chức, nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Do vậy, cần thiết phải xây dựng và thực hành văn hóa lãnh đạo, quản lý. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cán bộ là cái sợi dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy thì toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng". Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chú trọn...

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2022)

  • Nằm ở vùng biên giới Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là nơi sinh sống của 7 dân tộc anh em: Nùng, Tày, Kinh, Dạo, Sán Chay, Hoa, H mong. Mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hóa cổ truyền mang đậm bản sắc riêng của cộng đông mình. Sự đa dạng, phong phú trong văn hóa các dân tộc (trong đó có trang phục) đã tạo nên một bức tranh đa sắc của tiểu vùng văn hóa xử Lạng. Việc bảo tôn và phát huy giá trị văn hóa trang phục của các dân tộc, đặc biệt là đôi với các dân tộc thiêu số, đang được coi là quan trọng và cấp bách đôi với Việt Nam, trong xu thê toàn câu hóa hiện nay. Bài viết này bàn về những giá trị văn hóa trong trang phục truyền thống của các dân tộc tỉnh Lạng Sơn, đồng thời đưa ra một số vấn đề bàn luận về việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trang phục gắn với phát triển d...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2022)

  • Hiện nay, các đô thị Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý phát triển đất nước, đặc biệt là khi nước ta đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trước tác động của tiến trình toàn cầu hóa, đô thị hóa, bộ mặt kinh tế, xã hội của nước ta có nhiều biến đổi. Trong đó, môi trường văn hóa (MTVH) ở Thủ đô Hà Nội đang có những thay đổi theo hướng hiện đại, bộc lộ cả những tích cực lẫn hạn chế. Do đó, việc xây dụng MTVH ở thủ đô hiện nay chính là điều kiện để thị dân có thể tồn tại, giao tiếp, lao động và sáng tạo. Bài viết đề cập đến một số nội dung trong xây dụng MTVH ở Hà Nội trong định hướng phát triển bền vững.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Kiều Nga (2023)

  • Trong hơn hai thập kỷ qua, quá trình công nghiệp hóa với hàng loạt những dự án thủy điện đã tác đọng không nhỏ đến môi trường và quy hoạch dân cư nhiều vùng ở nước ta. Các dự án này được triển khai chủ yếu tại các tỉnh miền núi, nơi đồng bào các dân tộc sinh sống lâu đời. Việc di dời, tái định cư phục vụ xây dựng thủy điện vì thế sẽ dân đến những thay đổi không nhỏ về sinh kế , phong tục tập quán, cũng như bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc . Bài viết nghiên cứu về cộng đồng người dao di dân từ lòng hồ thủy điên Na Hang, tái định cư tại huyện Lâm Bình và Chiêm Hóa, Tuyên Quang để tìm hiểu những thau đổi về nhận thức , thái độ và hành vi ứng xử với môi trường tự nhiên của người Dao ở vùng tái định cư.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là nhà thơ lớn của thế kỷ XIX , mà còn là một nahf tư tưởng, nhà văn hóa kiệt xuất được UNESCO vinh danh là "danh nhân văn hóa thế giới". Dù cuộc đời gặp nhiêu bất hạnh nhưng bằng nghị lực phi thường, tấm lòng tiết nghĩa yêu nước thowng nòi, ông đã trở thành tấm gương sáng cho muôn đời sau về những giá trị đạo đức, nhân cách đáng quý. Đồng thời, thông qua các sáng tác thơ văn, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện nhiều tư tưởng, triết lý sống cao đẹp. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, phẩm cách thanh cao, tấm lòng nhân hậu, sẻ chia với đồng loại, sự hi sinh quên mình vì nghĩa lớn...Đây là những giá trị đạo đức, nhân cách sống vô cùng đán quý và cần thiết đối với việc xây dựng đạo đức, nhân cách con người Việt Nam hiên nay theo tinh thần nghị quyết Trung ương 9 kháo XI ...