Search

Refine By:

Search Results

Results 1981-1990 of 2670 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2022)

  • Chủ quyền và lợi ích quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng trước làn sóng xâm lược mạnh mẽ của thực dân phương tây thế kỷ XIX. Là một trí thức yêu nước , ưu thời mẫn thế, luôn có tâm thức về sự tồn vong của dân tộc, Phạm Phú Thứ luôn trăn trở với sự nghiệp canh tân, tự cường đát nước. Bài viết này tập trung phân tích những nhìn nhận về duyên hải miền Trung của Phạm Phú Thứ trong cái nhìn tổng thể về lợi ích quốc gia của ông thời kỳ này

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thanh Xuân (2022)

  • Nghiên cứu khoa học là một trong hai chức năng cơ bản của trường đại học, cùng với chức năng đào tạo nguồn nhân lực. Đây là những hoạt động chủ yếu, song hành và góp phần lớn phản ánh chất lượng các cơ sở giáo dục đại học. Trong giai đoạn đổi mới, giáo dục và đào tạo từng bước được chú trọng phát triển, hoạt động khoa học ở nhà trường cũng đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay, lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết tiềm lực để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu trong nhà trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó đặc biệt phải kể đến là những rào cản về cơ chế, chính sách. Trên cơ sở phân tích những kết quả và làm rõ hạn chế của công tác nghiên cứu khoa học, bài viết đề xuất một số giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hoạ...

  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Dung (2022)

  • Chủ dự án khai thác khoáng sản có vai trò quan trọng hàng đầu đối với kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Dưới góc độ pháp lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ dự án khai thác khoáng sản. Từ cách tiếp cận trên, bài viết phân tích những ưu điểm, đánh giá hạn chế trong quy định của pháp luật về trách nhiệm của chủ dự án khai thác khoáng sản trong kiểm soát ô nhiễm môi trường, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Trâm Anh (2023)

  • Bài viết đề cập tới vấn đề nhóm nghiên cứu và việc phối hợp các nhà nghiên cứu trong biên soạn mục chí. Trong bài viết, tác giả nêu các nội dung chính: Nhóm nghiên cứu là tế bào sống của hoat động đào tạo và nghiên cứu khoa học; Xây dựng nhóm nghiên cứu trong biên soạn Mục chí; Nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia nhóm nghiên cứu thực hiện Nhiệm vụ thành phần.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Phương Duy (2023)

  • Trong quá trình đào tạo, nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của các năng lực nghề nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đào tạo cũng như sự gắn kết giữa công tác đào tạo với yêu cầu thực tế từ thị trường lao động. Từ phía sinh viên, nhận thức về nghề nghiệp tạo nên động lực học tập, rèn luyện cũng như định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp. Đối với cơ sở đào tạo, nhận diện được mức độ nhận thức của người học đối với nghề nghiệp góp phần năng cao hiệu quả của quá trình tổ chức và quản lý đào tạo, bao gồm cả công tác hướng nghiệp – tuyển sinh (đầu vào) và định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp (đầu ra). Năng lực nghề nghiệp qua đào tạo ở Việt Nam được quy định theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam năm 2016 bao gồm 8 bậc từ 1 (sơ cấp) đến 8 (Tiến sĩ). Người tốt ...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Bích Huyền (2023)

  • Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo (CNVHST) đang là xu hướng thời đại, đồng thời là nhu cầu cấp thiết của các quốc gia trên thế giới, ở khu vực các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Khu vực kinh tế sáng tạo này đã trở thành nhân tố then chốt cho quá trình thực hiện các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hiệp quốc. Nhận rõ vai trò ngày càng gia tăng trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các ngành CNVHST, các quốc gia đã và đang nỗ lực áp dụng nhiều chính sách để hỗ trợ các ngành CNVHST phát triển. Quản trị thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạch định chính sách nói chung cũng như trong hoạch định chính sách cho lĩnh vực công nghiệp văn hóa và sáng tạo nói ri...

  • Article


  • Authors: Vũ, Quỳnh Nhung (2023)

  • Khái niệm VUCA được Trường Chiến tranh Quân đội Mỹ công bố vào đầu những năm 90 để mô tả về thế giới “đa cực” xuất hiện sau Chiến tranh Lạnh. Thuật ngữ VUCA đã được áp dụng rộng rãi vào các lĩnh vực khác nhau, bao gồm kinh doanh, quản lý, chính trị và xã hội. Khái niệm “VUCA” dùng để mô tả về thế giới “đa cực”, được xác lập khi thỏa 4 điều kiện: Biến động (Volatility), Không chắc chắn (Uncertainty), Phức tạp (Complexity) và Mơ hồ (Ambiguity). Bài viết phân tích những thách thức mà các thư viện phải đối mặt trong việc phát triển dịch vụ và marketing thư viện trong kỷ nguyên VUCA, như thách thức về công nghệ và số hóa, thay đổi vai trò truyền thống, người dùng đa dạng và trẻ hóa, tài chính hạn hẹp, thách thức bảo mật và riêng tư, cạnh tranh với nguồn thông tin và dịch...

  • Article


  • Authors: Ma, Thị Quỳnh Hương (2023)

  • Trong nền kinh tế tri thức, quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. Du lịch là ngành nghề có tốc độ tăng trưởng nhanh, khách hàng đa dạng, phức tạp, đến từ nhiều vùng miền, quốc gia, khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống. Do đó, bên cạnh việc truyền thông quảng bá du lịch, thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả để thu hút du khách, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng khâu thu thập và quản lý hệ thống thông tin khách hàng. Đây là nền tảng để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp du lịch như tiếp cận khách hàng tiềm năng, tiếp thị chào bán sản phẩm dịch vụ du lịch, chăm sóc khách hàng, tối đa hóa trải ngh...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Phương Liên (2023)

  • Trong môi trường số, giáo dục đại học được thay đổi mạnh mẽ từ triết lý, mục tiêu giáo dục đến vai trò của người thầy, từ phương pháp dạy học đến vị trí “trung tâm” của người học... Do đó, đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới giáo dục đại học nói riêng là một xu thế toàn cầu. Hơn nữa, trong kỷ nguyên tri thức, cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia thực chất chính là cuộc cạnh tranh về nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ, suy cho cùng, đây chính là sự cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực, yếu tố quyết định cơ hội phát triển trên con đường đổi mới giáo dục căn bản toàn diện của các cơ sở giáo dục đại học. Đổi mới giáo dục đại học là sự đổi mới ở nhiều phương diện, trong đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giáo dục đại học, đặc biệt là năng lực nghiên cứu k...