Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 65 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2016)

  • Khánh Hòa là một tỉnh Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên đa dang, bao gồm các hệ sinh thái núi rừng, đồng bằng, đặc biệt là biển đảo. Sinh sống trong môi trường như vậy, con người nơi đây đã hình thành văn hóa tương ứng,đặc biệt là văn hóa biển đảo, cư dân nói ngôn ngư Nam Đảo vốn là cộng đồng cóp mặt rất sớm vùng đất này. Ban đầu họ chiếm lĩnh các vùng đồng bằng duyên hải, côn bàu, đầm phá và các đảo, tham gia vào con đường thương mai trên biển trong hệ thống mậu dịch quốc tế Đông - Tây thời Trung cổ. Do điều kiện lịch sử, một nhóm cư dân Nam đảo di chuyển lên miền núi sinh sống nhưng dấu ấn biển đảo vẫn in đậm trong văn hóa truyền thống của họ

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy; Nguyễn, Quỳnh Trang (2023)

  • Phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ , phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, được rất nhiều quốc gia trên thế giưới quan tâm thực hiện. Phát triển du lịch bền vững dối với văn hóa, các giá trị truyền thống được thể hiện qua các chính sách, mô hình, cách thức quản lý, phân chia lợi ích , hình thức du lịch, khai thức các san phẩm du lịch và ý thức bảo vệ, tài nguyên, môi trường. Với việc phân rích kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch gắn với bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa lịc sử, kết hợp giáo dục truyền thống ở trong và ngoài nước, bài viết đưa tới nhận diện về các bài học phát triển bền vững trên vốn văn hóa trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2022)

  • Phát triển du lịch , đinh ị thương hiệu là một quá trình lâu dài, hiệu quả phải tương thích với các lĩnh vực kinh tế- văn hóa- xã hội khác có liên quan. Để du lịch phát triển, đóng góp ngày càng nhiều giá trị kinh tế cần rất nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề xem xét đầu tư khai thác phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của từng địa phương một cách bài bản, có chọn lọc và tính toán. Bài viết này với mong muốn góp phần định rõ những vấn đề liên quan đến việc đảm bảo hiệu quả khai thác giá trị văn hóa, lịch sử và những ưu tiên đầu tư nhằm thực hiện hóa mục tiêu phát triển du lịch trong hiện tại và tương lai của mỗi địa phương, cũng như toàn vùng Chiến khu Việt Bắc

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên; Lưu, Ngọc Thành (2023)

  • Bảo tồn di sản kiến trúc trong phát triển đô thị hiện đại ở Việt Nam đang là vấn đề được nhiều bên quan tâm, cụ thể là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ vấn đề này, bài viết tiếp cận nghiên cứu các nội dung gồm: quan niệm về di sản đô thị và đô thị di sản; thực trạng bảo tồn di sản đô thị ở nước ta trong thời kì hội nhập; một số ý kiến về bảo tồn di sản đô thị cổ trong quá trình phát triển đô thị hiện đại; vấn đề đặt ta trong việc thực hiện hoạt động bảo tồn di sản kiến trúc trong phát triển đô thị hiện đại ở nước ta.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Phương Liên (2021)

  • Bối cảnh và xu thế giáo dục mở, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số, công nghệ truyền thông đã và đang tác động mạnh tới giáo dục. Chuyển đổi số trong giáo dục đang là vấn đề được giới khoa học và các nhà quản lí, hoạch định giáo dục nước ta đặt ra như một xu thế tất yếu. Từ kì vọng mang lại một diện mạo mới cho giáo dục, bên cạnh những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại, nhiều thách thức và nguy cơ mới đã được đặt ra, trong đó có sự biến đổi của VHHĐ. Giáo dục VHHĐ trong giai đoạn chuyển đổi số cần được thực hiện trên cơ sở kết hợp các giải pháp đồng bộ cũng như cần sự tham gia của nhiều tổ chức trong xã hội. Trước bối cảnh đó, thư viện nói chung và thư viện trong các nhà trường nói riêng cũng có sự thay đổi về vai trò, chức năn...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2022)

  • Chủ quyền và lợi ích quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng trước làn sóng xâm lược mạnh mẽ của thực dân phương tây thế kỷ XIX. Là một trí thức yêu nước , ưu thời mẫn thế, luôn có tâm thức về sự tồn vong của dân tộc, Phạm Phú Thứ luôn trăn trở với sự nghiệp canh tân, tự cường đát nước. Bài viết này tập trung phân tích những nhìn nhận về duyên hải miền Trung của Phạm Phú Thứ trong cái nhìn tổng thể về lợi ích quốc gia của ông thời kỳ này

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thanh Xuân (2022)

  • Nghiên cứu khoa học là một trong hai chức năng cơ bản của trường đại học, cùng với chức năng đào tạo nguồn nhân lực. Đây là những hoạt động chủ yếu, song hành và góp phần lớn phản ánh chất lượng các cơ sở giáo dục đại học. Trong giai đoạn đổi mới, giáo dục và đào tạo từng bước được chú trọng phát triển, hoạt động khoa học ở nhà trường cũng đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay, lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết tiềm lực để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu trong nhà trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó đặc biệt phải kể đến là những rào cản về cơ chế, chính sách. Trên cơ sở phân tích những kết quả và làm rõ hạn chế của công tác nghiên cứu khoa học, bài viết đề xuất một số giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hoạ...

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2023)

  • Lê Quý Đôn (1726-1784) là một trong những nhà tư tưởng, nhà chính trị xuất sắc nhất trong lịch sử phong kiến Vệt Nam. Mặc dù là nhà nho nổi tiếng nhất ở thế kỷ 18 nhưng tư tưởng chính trị của ông lại vượt ra ngoài khuôn khổ chính trị của nho giáo truyền thống, tạo ra những điểm khác biệt và vượt mức so với các nhà nho đương thời. Trong tư tưởng chính trị của mình, Lê Quý Đông chủ trương đề cao Pháp trị, lấy pháp luật làm nền tảng của việc trị nước. Đồng thời, ông còn chỉ ra các phương pháp, cách thức để các nhà chính trị điều hành nền chính trị một cách hiệu quả nhất. Mặc dù tư tưởng chính trị của ông không được nhà cầm quyền đương thời tin dùng nhưng nó đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử tư tưởng của dân tộc ta ở thế kỷ 18 và có giá trị rất lớn trong công cuộc xây dựng và hoàn ...