Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 116 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lý, Thị Mỹ Dung (2021)

  • Những năm gần đây, việc phát triển thư viện công cộng dành cho thiếu nhi ở nước ta đã được đầu tư đáng kể, cũng có nhiều thay đổi tích cực. Song để duy trì và có hiệu quả cao thì hệ thống thư viện công cộng cần có những đổi mới hơn nữa nhằm thu hút nhiều bạn đọc gần xa. Tạo được ấn tượng, thú vị mỗi khi đến thư viện, tạo ra một sân chơi bổ ích, hứng khởi, có được cảm giác muốn quay lại nhiều lần cho các bạn đọc nhi. Nhất là trong thời kỳ công nghệ phát triển mạnh được ứng dụng nhiều với việc phát triển hệ thống thư viện số trên cả nước ta. Vì thế tác giả muốn gửi tới Hội nghị một vài ý kiến về việc phát triển thư viện công cộng phục vụ thiếu nhi đặc biệt là những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cấp huyện, xã.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên; Lê, Thị Thúy Hiền (2022)

  • Bài viết trình bày những vấn đề chung về chuyển đổi số hoạt động thông tin thư viện: Xác định khái niệm chuyển đổi số hoạt động thông tin thư viện; Phân tích những yêu cầu trong chuyển đổi số hoạt động thông tin thư viện; Luận giải và đề xuất một số giải pháp đối với các thư viện tỉnh trong việc triển khai chuyển đổi số.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thúy Hiền (2022)

  • Bài viết nêu lên thực trạng phát triển văn hóa đọc trong môi trường số cho sinh viên của thư viện. Bài viết gồm bốn nội dung chính: Phát triển tài nguyên thông tin, phát triển các sản phẩm thông tin, phát triển các dịch vụ thông tin thư viện, hoạt động phối hợp giữa thư viện với giảng viên.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên (2021)

  • This article interprets the connecting and information sharing among libraries; Study and evaluate the current status of connecting and information sharing among libraries in Vietnam; Analyze some connecting and information sharing models among libraries in Asia and worldwide; Suggest the solution to increase the ability of connecting and information sharing between libraries in Vietnam.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thành Tâm (2023)

  • Nhận thấy tầm quan trọng của sách, tri thức và văn hóa đọc trong đời sống cộng đồng, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn để thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng. Tiêu biểu như Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 25-8-2004 của Ban Bí thư về "Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản", trong đó đề ra một trong những nhiệm vụ cấp bách là phải "Chăm lo phát triển nhu cầu văn hóá đọc của các tầng lớp nhân dân", đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và miền núi. Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nhấn mạnh đến chủ trương cần phải đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo theo tín chỉ, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa, đòi hỏi người học, học sinh, sinh viên phải không ngừng tự học, tự đọ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ngọc Mai; Chu, Vân Khánh (2013)

  • Công nghệ đã làm thay đổi tính chất của công tác thư viện. Trước tác động của công nghệ, chuyển đổi số thư viện được coi là một nhiệm vụ cấp thiết và một xu thế tất yếu của các thư viện và cơ quan thông tin. Trong bối cảnh đó, một thế hệ nhân viên thư viện mới đã xuất hiện, đảm đương các vai trò, nhiệm vụ mới. Nguồn nhân lực này được coi là một trong những điều kiện thiết yếu để chuyển đổi số thư viện thành công. Bài viết trình bày một số vấn đề khái quát về nhân lực thư viện số trên các khía cạnh bối cảnh xuất hiện, định nghĩa, vai trò của nhân lực thư viện số, qua đó, nhân diện một số yêu cầu về kỹ năng đối với nhân lực thư viện số trong giai đoạn hiện nay.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thanh Mai (2023)

  • Xuất phát từ nhu cầu trao đổi thông tin và giao lưu tình cảm, từ rất lâu con người đã có hoạt động bưu chính. Thoạt đầu tổ chức bưu chính còn giản đơn, hoạt động còn hạn chế. Khi kinh tế phát triển, trình độ văn minh cao hơn, nhu cầu thông tin liên lạc của con người đòi hỏi nhiều hơn thì hoạt động bưu chính cũng có những tiến bộ mới. Sự xuất hiện của tem bưu chính là một bước ngoặt trong hoạt động bưu chính. Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm tem thư (tem bưu chính) được định nghĩa như sau: "Tem thư là miếng giấy nhỏ thông thường chữ nhật có in tranh, ảnh, và giá tiền do bưu điện phát hành dùng để dán lên các bưu phẩm dung làm chứng từ cước phí".

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thanh Mai (2023)

  • Văn hóa là một lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội nói riêng, với tổng thể chiến lược phát triển quốc gia nói chung. Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân góp phần nâng cao chất lượng môi trường văn hóa trong các khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng. Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở Việt Nam đã thu hút hàng trăm ngàn người lao động ở các tỉnh thành phố và vùng lân cận về làm việc tại các khu công nghiệp trên cả nước. Nhiều nét văn hóa và phong tục tập quán vùng miền khác nhau cũng phát triển rất đa dạng. Vì vậy, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống vật chất cho công nhân lao động, việc chăm lo nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho công nhâ...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Diên (2022)

  • Môi trường văn hóa lành mạnh, hài hòa, phong phú và đa dạng chính là chiếc "nôi" nuôi dưỡng con người về mọi mặt. Sự cần thiết phải hoàn thiện các thề chế chính sách về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết điều chỉnh các hành vi và các mối quan hệ trong các cơ quan, đơn vị tổ chức, quản lý lễ hội và mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động lễ hội, cụ thể hóa trách nhiệm, quyền lợi của người được giao thực hiện nhiệm vụ công việc và người đứng đầu. Đánh giá các quy định hiện hành về tổ chức quản lý lễ hội đưa ra giải pháp về hoàn thiện thể chế chính sách và thực hiện thể chế chính sách về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.