Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 21-29 of 29 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2023)

  • Thấm nhuần quan điểm của dân tộc"Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng lên tầm cao mới thành vấn đề trọng dụng trí thức và nhân tài. Quan điểm nhân văn, sáng suốt dựa trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nguồn động viên tinh thần đối với đội ngũ trí thức Việt Nam mà còn là sự gợi mở cho Đảng và Nhà nước ta cách thức tháo gỡ các vướng mắc trong hiện tại và phương hướng hành động trong tương lai để đội ngũ trí thức Việt Nam có thể đóng góp nhiều nhất cho sự nghiệp xây dựng "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh"và xứng đáng với niềm tin yêu, sự kì vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2023)

  • Ra đười trong hoàn cảnh dân tộc ta ,nhân dân ta đang sống nghèo khổ , ngột ngạt một cổ hai tròng, trong tình hình nhiễu loạn và phức tạp của nhiều trường phái và truyền thuyết khác nhau..."Đề cương về văn hóa Việt Nam" năm 1943 chỉ hơn 1000 chữ, với nội dung ngắn gọn ,súc tích với tính khoa học và cách mạng đã trở thành một vũ khí tư tưởng sắc bén trên mặt trận văn hóa. Bản đề cương do đồng chí Trường Chinh trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng soạn thảo , đã được coi như một tuyên ngôn chính thức đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo hướng hiện đại sau này

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2022)

  • Là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam , Nhà văn hóa kiệt xuất, Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa và phát huy mà còn chắt lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc mình. Những tư tưởng, chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về văn hóa mãi là kim chỉ nam cho Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trên cơ sở đó có thể hội nhập và giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới để cùng nhau phát triển

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thị Thu Huyền (2022)

  • Cách đây 105 năm, Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thành công đã mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại- thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới . Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, đã có không ít kẻ bôi nhọ, xuyên tạc, phủ nhận giá trị và ý nghĩ của cuộc cách mạng này; đặc biệt sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở quê hương Cách mạng Tháng Mười và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu . Vậy thực sự có đúng như vậy không? Bài viết góp phần khẳng định ý nghĩ, giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga từ thực tiễn cách mạng Việt Nam

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên; Lưu, Ngọc Thành (2023)

  • Bảo tồn di sản kiến trúc trong phát triển đô thị hiện đại ở Việt Nam đang là vấn đề được nhiều bên quan tâm, cụ thể là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ vấn đề này, bài viết tiếp cận nghiên cứu các nội dung gồm: quan niệm về di sản đô thị và đô thị di sản; thực trạng bảo tồn di sản đô thị ở nước ta trong thời kì hội nhập; một số ý kiến về bảo tồn di sản đô thị cổ trong quá trình phát triển đô thị hiện đại; vấn đề đặt ta trong việc thực hiện hoạt động bảo tồn di sản kiến trúc trong phát triển đô thị hiện đại ở nước ta.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Phương Liên (2021)

  • Bối cảnh và xu thế giáo dục mở, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số, công nghệ truyền thông đã và đang tác động mạnh tới giáo dục. Chuyển đổi số trong giáo dục đang là vấn đề được giới khoa học và các nhà quản lí, hoạch định giáo dục nước ta đặt ra như một xu thế tất yếu. Từ kì vọng mang lại một diện mạo mới cho giáo dục, bên cạnh những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại, nhiều thách thức và nguy cơ mới đã được đặt ra, trong đó có sự biến đổi của VHHĐ. Giáo dục VHHĐ trong giai đoạn chuyển đổi số cần được thực hiện trên cơ sở kết hợp các giải pháp đồng bộ cũng như cần sự tham gia của nhiều tổ chức trong xã hội. Trước bối cảnh đó, thư viện nói chung và thư viện trong các nhà trường nói riêng cũng có sự thay đổi về vai trò, chức năn...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thu Hằng (2022)

  • Bảo tàng tỉnh, thành phố chiếm một tỉ lệ lớn trong hệ thống bảo tàng ở Việt Nam, đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu của địa phương - một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc. Những năm qua, bảo tàng tỉnh, thành phố cũng chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đặc biệt trên phương diện giao tiếp, phục vụ cộng đồng. Để ứng phó, nhiều bảo tàng đã có những thay đổi linh hoạt để có thể từng bước thích ứng với bối cảnh, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của một thiết chế văn hóa - giáo dục trên địa bàn địa phương. Bài viết này tập trung tìm hiểu, phân tích, đúc rút kinh nghiệm từ hoạt động cụ thể ở một số bảo tàng tỉnh, thành phố, trọng tâm là Bảo tàng tỉnh Nam Định đã tiến hành, mang lại hiệu quả trong việc giáo dục lịch sử, văn...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thanh Xuân (2022)

  • Nghiên cứu khoa học là một trong hai chức năng cơ bản của trường đại học, cùng với chức năng đào tạo nguồn nhân lực. Đây là những hoạt động chủ yếu, song hành và góp phần lớn phản ánh chất lượng các cơ sở giáo dục đại học. Trong giai đoạn đổi mới, giáo dục và đào tạo từng bước được chú trọng phát triển, hoạt động khoa học ở nhà trường cũng đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay, lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết tiềm lực để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu trong nhà trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó đặc biệt phải kể đến là những rào cản về cơ chế, chính sách. Trên cơ sở phân tích những kết quả và làm rõ hạn chế của công tác nghiên cứu khoa học, bài viết đề xuất một số giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hoạ...