Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1311-1320 of 1321 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh (2021)

  • Sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự đa dạng trong nhu cầu tin của người dùng và quá trình toàn cầu hóa đã tác động không nhỏ tới hoạt động thông tin - thư viện nói chung và hoạt động biên mục nói riêng. Nếu như trước đây, hoạt động biên mục tại các thư viện được triển khai một cách thủ công và mang tính đơn lẻ thì từ nửa sau TK XX, cộng đồng thư viện thế giới đã chứng kiến sự phát triển đột biến trong lĩnh vực biên mục, trong đó phải kể đến sự liên kết, hợp tác và chia sẻ kết quả hiên mục giữa các thư viện. Từ đó, khái niệm Biên mục tập trung, Biên mục hợp tác đã ra đời. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng Biên mục tập trung chính là Biên mục hợp tác. Bởi hai hình thức hiện mục này đều liên quan đến ít nhất từ hai thư viện trở lên và hai thuật ngữ nghe có vẻ đồng ...

  • Article


  • Authors: Ngô, Ngọc Diễm; Trần, Thị Diên (2022)

  • Tiên ảo nói chung và Bitcoin nói riêng mặc dù ở Việt Nam chưa được công nhận nhưng bản thân các loại hình tiền này lại đang được thừa nhận và có sự phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia. Do do, việc ghi nhận tiền ảo là tài sản và ban hành quy định pháp luật toàn diện điều chỉnh là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, cũng như bắt kịp được xu thế chung của thế giới. Qua đó, tạo cơ sở vững chắc cho việc quản lý hoạt động giao địch, môi giới, huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo (ICO), thu thuế đối với các thu nhập từ hoạt động liên quan đến tiền ảo... Đồng thời giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn, đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luậttrong sử dụng tiền ảo (như rửa tiền, tẩu tán tài sản...).

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2023)

  • Viện dẫn vấn đề "người đọc sáng tạo" và "cộng đồng diễn giải" trong hoạt động tiếp nhận văn học, bài viết phân tích hai trường hợp điển hình của cách đọc, giải mã, kiến tạo khác nhau về cùng một hiện tượng văn học trung đại: Hồ Xuân Hương. Từ Giai nhân di mặc (Nguyễn Hữu Tiến) đến Chút thoáng Xuân Hương (Nguyễn Huy Thiệp) không chỉ cho thấy hấp lực nghệ thuật của bản thân tác giả và văn bản văn học mà còn chứng thực vai trò, "quyền uy" của độc giả trong việc không ngừng mở rộng chiều kích tìm hiểu, đánh giá giá trị của các hiện tượng văn hóa, văn chương quá khứ trong đời sống văn hóa, văn học hiện đại hôm nay.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2023)

  • Là một nhân vật văn hóa của Việt Nam và các nước khu vực Đông Á dưới ảnh hưởng Nho gia, hình tượng người nho sĩ trí thức cũng trở thành cảm hứng và đối tượng phản ánh của nhiều sáng tác văn chương trung đại. Ảnh hưởng của Nho giáo, trong trường hợp này, gắn với các tương quan thuộc về đặc trưng thẩm mĩ Nho gia, thể hiện qua qui chuẩn/tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, hành xử, lý tưởng xã hội, chi phối tới cách lựa chọn, miêu tả cũng như những biểu đạt nghệ thuật của tác giả. Tuy nhiên, là một nhân vật văn học, hình tượng cũng đóng vai trò như những "khách thể đời sống", được tái hiện một cách sáng tạo theo qui luật của nghệ thuật nhằm nhận thức, cắt nghĩa về con người, đời sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm của mỗi tác giả'. Đây là một trong những tín hiệu thẩm mĩ góp phần nhận diện...

  • Article


  • Authors: Phạm, Bích Huyền (2023)

  • Doanh nghiệp xã hội (DNXH) được hình thành từ các sáng kiến xã hội, nhằm giải quyết nhu cầu xã hội và sử dụng hoạt động kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ đó. DNXH có tiềm năng kiến tạo hài hòa hiệu quả kinh tế và xã hội, do đó được coi là mô hình doanh nghiệp của TK XXI. Hiện nay, ở Việt Nam, nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đòi hỏi phải có những phuơng thức quản lý nhà nước (quản lý vĩ mô) và quản trị doanh nghiệp (quản lý vi mô) phù hợp để thúc đẩy sự hình thành và phát triển mạnh mẽ, bền vững của các doanh nghiệp văn hóa - chủ thể của công nghiệp văn hóa. Nghiên cứu ứng dụng mô hình DNXH trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa là một hướng đi thực tiễn, đầy triển vọng.

  • Article


  • Authors: Phạm, Bích Huyền (2023)

  • Để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo (CNVHST), bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, không thể thiếu sự đầu tư cho các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực . Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được Chính phủ phê duyệt đã xác định một trong các nhiệm vụ và giải pháp căn cốt là: "Đẩy mạnh phát triển nguồn có nhân lực ", trong đó, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực của các trường đại học cần được đặt ở vị trí trung tâm bởi đây là hoạt động giáo dục, đào tạo mang tính căn bản, hệ thống, chính quy.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Minh Của (2023)

  • Hà Nội - vùng đất đa dạng văn hóa truyền thống hiện đại đan xen, những tác động văn hóa Đông Tây đương đại của thời kỳ hội nhập văn hoá toàn cầu hóa đã làm thay đổi diện mạo các giá trị văn hóa, tạo nên nhiều hình thức hoạt động văn hóa sáng tạo mới. Với sự tham gia tích cực của các ngành công nghiệp văn hóa, các thành phần kinh tế văn hoá, dịch vụ văn hóa phát triển đã làm cho hoạt động văn hóa nghệ thuật trở nên sôi động, trong đó hoạt động sự kiện văn hóa là điểm nhấn nổi bật về sáng tạo những năm gần đây. Hoạt động sự kiện đã tạo ra nhiều hình thức nghệ thuật mới, mang tính thích ứng chuyên nghiệp cao, được công chúng yêu thích, xã hội ghi nhận.

  • Article


  • Authors: Tôn, Thanh Hải (2023)

  • At Hanoi University of Culture, aerobics is one of the modules introduced in recent years to diversify forms of physical education for learners. This study was conducted among 545 students of Hanoi University of Culture to find out their interest in this course in terms of: (1) Interest in the subject's content, (2) Interest in teaching methods, (3) interest in the process of performing learning tasks. The results show that students' interest in Aerobics is only at an average level.