Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 271-280 of 292 (Search time: 0.021 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2018)

  • Trước đòi hỏi của lịch sử và thực tiễn cách mạng, năm 1943, Tổng Bí thư Trường Chinh đã thay mặt cho Trung ương Đảng soạn thảo Đề cương văn hóa Việt Nam. Sự ra đời của Đề cương được đánh giá như ngọn đuốc soi đường, định hướng tư tưởng, nhận thức cho toàn dân ta trong cuộc đấu tranh với nền văn hóa thuộc địa, tiến lên xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới. Một trong những giá trị nổi bật của bản Đề cương lịch sử đề ra ba nguyên tắc, ba tính chất cơ bản của nền văn hóa: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Những nguyên tắc đó đi vào thực tiễn, tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa cách mạng Việt Nam. 75 năm đã đi qua, bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi nhưng nội dung cốt lõi của Đề cương vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên,...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2018)

  • Xây dựng thương hiệu quốc gia không còn là câu chuyện mới trên thế giới. Rất nhiều quốc gia đã và đang tiến hành, trong đó nhiều quốc gia xây dựng thành công thông điệp nổi bật, ghi đậm dấu ấn trong nhận thức của người dân toàn cầu. Thương hiệu quốc gia thường được gắn với các thông điệp quốc gia, thương hiệu doanh nghiệp, hình ảnh du lịch quốc tế và các di sane văn hóa các nước. Trong đó, phát huy giá trị của di sản văn hóa đất nước trong hoạt động du lịch là một trong những các thức xây dựng thương hiệu quốc gia và thông điệp quốc gia khá thành công mà du lịch Việt Nam đã làm được, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức hiện đáng chú ý.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Cúc (2018)

  • Di sản văn hóa là tài nguyên để phát triển kinh tế du lịch từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung. Trong bối cảnh hội nhập văn hóa thế giới hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sane văn hóa thế giới ở Việt Nam như Thành nhà Hồ là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với Thanh Hóa mà còn đối với quốc gia. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa bên cạnh những ưu điểm vẫn còn hạn chế. Những giải pháp phát huy giá trị của di sản văn hóa Thành nhà Hồ gắn với phát triển du lịch như xây dựng sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, xây dựng "thương hiệu du lịch" của di sản Thành nhà Hồ ... sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và quảng bá văn hóa của Việt Nam, đặc biệt của tỉnh Thanh Hóa.

  • Article


  • Authors: Dương, Hà My (2018)

  • Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước hiện nay trong suốt quá trình lịch sử của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi trọng xác định và đề ra những quan điểm đường lối về văn hóa trong lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước.

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Ngọc Thơ (2018)

  • Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu là một tục thờ dân gian của người Hoa Nam được truyền vào đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII - XVIII theo bước chân của lưu dân Hoa Nam. Theo thời gian, tín ngưỡng này bén rễ tại Nam Bộ với 74 miếu thờ ở vùng Tây Nam Bộ và 58 miếu thờ ở Đông Nam Bộ. Với tính cách mở - thoáng và linh hoạt trong tiếp nhận văn hóa trên nền tảng dung hòa đa văn hóa của vùng văn hóa Tây Nam Bộ, người Việt đã chủ động tiếp nhận và thực hành tục thờ Thiên Hậu theo cách riêng của mình. Tìm hiểu bản chất, giá trị của tục thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ, nghiên cứu này đã phát hiện rằng người Việt chỉ tiếp nhận một phần biểu tượng Thiên Hậu chứ không phải toàn bộ hệ thống ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng cũng như tục thờ biểu tượng này

  • Other


  • Authors: Trần,Ngọc Thêm (2008)

  • Bài viết này công bố lần đầu với tên gọi "Tính cách văn hoá Nam Bộ" tại Hội thảo "Đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng và giải pháp để trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2010" do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Tp. HCM tổ chức năm 2006 và in trong sách cùng tên do NXB ĐHQG Tp.HCM xuất bản năm 2006. Công bố lần hai (có sửa chữa và bổ sung) với tên gọi "Tính cách văn hoá Nam Bộ như một hệ thống" tại Hội thảo "Nam Bộ thời kỳ cận đại" do Bộ khoa học và công nghệ phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 4-3-2008

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Hậu (2005)

  • Hai nền văn hóa khảo cổ Sa Hùynh và Đồng Nai đều có niên đại khỏang 3500 đến 2000 năm cách ngày nay. Cùng với văn hóa Đông Sơn, ba nền văn hóa này đã trở thành 3 trung tâm văn hóa thời Kim khí trên đất nước ta, vừa có những nét chung nhưng đồng thời cũng có những đặc trưng khác biệt, làm nên sự đa dạng của những khu vực văn hóa tộc người trong bối cảnh Đông Nam Á thời cổ. Từ những nghiên cứu về văn hóa Sa Hùynh và văn hóa Đồng Nai giai đoạn sơ kỳ sắt, bài viết nhìn lại sự tương đồng và khác biệt cơ bản nhất về các di tích mộ chum của hai nền văn hóa này, góp phần làm rõ hơn sự phong phú đa dạng của các nền văn hóa tiền – sơ sử Việt Nam

  • Article


  • Authors: Đỗ, Quang Vinh (2014)

  • Mười năm gần đây cách tìm kiếm và thu thập thông tin thay đổi đáng kể. Không cần phải ra khỏi ra mà vẫn có thể truy cập ra được lượng thông tin lớn hiện sẵn có trực tuyến, được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp thông tin như: các thư viện số, nhà xuất bản điện tử, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Thu thập thông tin không còn bị giới hạn trong các cuốn sách hay tạp chí sẵn có ở thư viện gần nhất mà có thể từ các kho thông tin phân tán toàn cầu. Thông tin không chỉ là văn bản và dữ liệu số. Nó đa dạng về mặt điện tử như hình ảnh, âm thanh/ tiếng nói, video, audio, multimedia. Điều này làm tăng tính đa dạng của thông tin, cho phép người ta thực hiện các cuộc du lịch ảo qua các thư viện bảo tàng, các di tích lịch sử và các kỳ quan thiên niên, tham dự những buổi hòa nhạc và biểu diễn sân k...